Từ chối nhận di sản thừa kế có được yêu cầu Tòa án chia thừa kế lại

Khi đã từ chối nhận di sản thừa kế có được yêu cầu Tòa án chia thừa kế lại bằng cách khởi kiện và người thừa kế nên từ bỏ quyền thừa kế như thế nào? Từ chối nhận di sản là quyền của người thừa kế, nhưng để thực hiện quyền này đòi hỏi người thừa kế phải tuân thủ các điều kiện về hình thức, thời hạn từ chối và mục đích theo luật Dân sự 2015. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết dưới đây của tôi sẽ cung cấp những thông tin pháp lý liên quan.

Yêu cầu Tòa án chia thừa kế lại khi đã từ chối nhận di sản

Yêu cầu Tòa án chia thừa kế lại khi đã từ chối nhận di sản

Quyền từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định pháp luật.

Pháp luật cho phép người hưởng di sản thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế. Quyền từ chối này được ghi nhận tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 kèm với những điều kiện cụ thể như sau:

  • Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  • Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Như vậy, theo quy định trên thì trong trường hợp người hưởng di sản thừa kế theo pháp luật hay theo di chúc cũng đều có quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Nhưng phải đảm bảo việc thực hiện quyền từ chối không nhằm mục đích trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.

Cụ thể là lúc này sẽ cần phải xem xét người muốn từ chối có phải thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba nào không? Nếu họ không có tài sản hoặc không dù có tài sản nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì họ sẽ không được quyền từ chối nhận di sản. Họ chỉ được từ chối khi họ không có nghĩa vụ tài sản với người nào hoặc họ đã có tài sản riêng đủ để thanh toán nghĩa vụ đó. Những nghĩa vụ tài sản này bao gồm: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ cấp dưỡng,…

>>> Xem thêm: Có được hủy văn bản từ chối nhận di sản thừa kế không

Cách thức thực hiện quyền từ chối nhận di sản thừa kế

thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế

Trình tự, thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế

Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ Điều 59 Luật Công chứng, khi muốn từ chối nhận di sản, người thừa kế phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc ( đối với thừa kế theo di chúc)
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng (trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật);
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết;
  • Các giấy tờ pháp lý cá nhân như: CMND/căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu… của người từ chối nhận di sản thừa kế.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, tài liệu thì người từ chối di sản sẽ nộp hồ sơ từ chối tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực ở UBND cấp xã.

Công chứng, chứng thực hồ sơ.

Khi đã nhận được hồ sơ của người từ chối di sản, công chứng viên tại tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, tài liệu. Sau khi kiểm tra, sẽ có dẫn đến những trường hợp sau:

  • Hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và giải thích quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc từ chối. Đồng thời sẽ kiểm tra dự thảo (nếu có) hoặc thực hiện soạn dự thảo văn bản từ chối. Sau khi đọc lại dự thảo, người yêu cầu công chứng sẽ được hướng dẫn ký văn bản;
  • Hồ sơ không đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, kiểm tra và thông báo người từ chối bổ sung giấy tờ còn thiếu.
  • Trong trường hợp công chứng viên nhận thấy yêu cầu từ chối không thể thực hiện được, Công chứng viên sẽ trả lại hồ sơ và giải thích rõ lý do.

Hoàn tất hồ sơ từ chối nhận di sản.

Công chứng viên sẽ yêu cầu người từ chối di sản xuất trình các giấy tờ bản chính theo quy định để đối chiếu. Đối chiếu trùng khớp, công chứng viên sẽ tiến hành ghi lời chứng, sau đó ký vào từng trang của văn bản từ chối và ký dưới lời chứng theo mẫu quy định;

Sau khi đã ký và đóng dấu vào văn bản từ chối, người yêu cầu công chứng phải trả phí, thù lao công chứng theo quy định và được nhận lại văn bản từ chối di sản thừa kế đã công chứng.

Có được yêu cầu Tòa án hủy việc từ chối nhận thừa kế?

Việc tiếp nhận quyền lợi vật chất từ di sản thừa kế cũng làm phát sinh các nghĩa vụ về tài chính cần thanh toán của người đã mất, tương đương với tỷ lệ tài sản được nhận theo Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015. Do đó, việc thực hiện từ chối di sản thừa kế là quyền của người được hưởng di sản.  Để thực hiện quyền này đòi hỏi người thừa kế phải đáp ứng những điều kiện về hình thức, mục đích cũng như thời điểm thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, trong trường hợp việc từ chối không thỏa mãn những điều kiện được quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 thì người hưởng di sản có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc từ chối nhận di sản thừa kế. Cụ thể như sau:

  • Việc từ chối nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
  • Việc từ chối nhận di sản không được lập thành văn bản hoặc đã lập văn bản nhưng chưa gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
  • Việc từ chối nhận di sản được thực hiện sau thời điểm phân chia di sản.

Xử lý tài sản thừa kế khi Tòa án hủy văn bản từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp Tòa án hủy văn bản từ chối nhận di sản thì đồng nghĩa với việc người hưởng thừa kế lại có quyền được hưởng di sản thừa kế.Và song hành với việc được chia thừa kế đó là phải thực hiện những nghĩa vụ về tài sản của người đã mất trước khi nhận di sản. Theo đó, nếu người chết có để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo đúng như ý chí của người đã mất, còn nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Nhưng nếu, người đã mất không để lại di chúc, thì lúc này tài sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật và những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Khi đó, người hưởng di sản thừa kế cần xác định bản thân thuộc hàng thừa kế nào và quy định cụ thể về các hàng thừa kế được ghi nhận tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 659, Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp chia thừa kế.

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến hình thức và nội dung của di chúc đã lập;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về việc chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp cách phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền;

Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế

Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế

Để việc từ chối nhận di sản thừa kế được công nhận người hưởng thừa kế phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Và trong trường hợp một số trường hợp người thừa kế vẫn có thể yêu cầu Tòa án hủy việc từ chối đó và chia thừa kế lại. Những thông tin pháp lý liên quan, cũng như những trường hợp cụ thể cũng đã phần nào được trình bày ở bài viết trên. Nếu trong quá trình tìm hiểu quý bạn đọc vẫn còn thắc mắc, hoặc muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn cho tình huống mình gặp phải thì có thể liên hệ Luật sư thừa kế của Luật L24H thông qua số hotline 1900.633.716 để được giải đáp, hướng dẫn chi tiết. Xin chân thành cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716