Các chủ đề tranh chấp liên quan đến đất đai dặt biệt là tranh chấp tài sản gắn liền với đất luôn là một chủ đề nóng với số lượng ngày càng nhiều. Những vụ việc tranh chấp về vấn đề này thường kéo dài khá lâu và thường có nhiều những câu hỏi được đặt ra vì có liên quan đến tài sản gắn liền với đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này theo quy định của pháp luật và phương án giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất kính mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H.
Tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Tài sản gắn liền với đất là tài sản như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 104 Luật Đất đai 2013 và khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bao gồm:
- Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
- Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở
- Công trình xây dựng khác;
- Rừng sản xuất là rừng trồng;
- Cây lâu năm.
- Vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
Các loại tài sản này phải có tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Phương thức giải quyết tranh chấp về tài sản liền với đất
Khi có tranh chấp các bên có thể cùng nhau thương lượng, đề xuất cách giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Ngoài phương án tự thương lượng giải quyết tranh chấp tài sản trên đất các bên có thể yêu cầu hòa giải viên tổ chức buổi hòa giải, tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên trung gian, làm cầu nối, tư vấn để các bên lựa chọn, đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp.
Khi không thể đưa ra được một phương án thống nhất để giải quyết tranh chấp các bên có thể khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp
Khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Tòa án nào?
Căn cứ theo Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015) đây là tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản thuộc thẩm quyền Tòa án. Căn cứ theo Điều 35 BLTTDS 2015 tranh chấp tài sản gắn liền với đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh căn cứ theo Điều 37 Bộ luật này:
- Có đương sự ở nước ngoài;
- Vụ việc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Thẩm quyền về lãnh thổ giải quyết căn cứ theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 được xác định như sau.
- Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp
- Đơn khởi kiện (theo mẫu số 23-DS Nghị quyết Số: 01/2017/NQ-HĐTP);
- Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người khởi kiện;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu loại tài sản gắn liền với đất;
- Các giấy tờ liên quan khác.
Cách viết đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp
Đơn khởi kiện phải thỏa mãn về nội dung và hình thức theo Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 cụ thể đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại. Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại. Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại;
- Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Thủ tục giải quyết tranh chấp
Căn cứ theo Điều 205 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
Trong trường hợp các bên không có sự thống nhất chung và không thể hòa giải được Tòa sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp về tài sản gắn liền với đất
Với đội ngũ luật sư có kinh nghiệm, Luật L24H có thể tư vấn cho quý khách hàng:
- Tư vấn luật về tài sản gắn liền với đất theo quy định và các vấn đề liên quan đến đất đai;
- Hỗ trợ, tư vấn cho khách hàng trong quá trình đàm phán hòa giải;
- Tư vấn về thủ tục khởi kiện, thẩm quyền Tòa án trong giải quyết tranh chấp;
- Soạn thảo đơn khởi kiện, các đơn từ liên quan đến vụ án gửi đến Tòa án có thẩm quyền;
- Đại diện khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước, Tòa án;
- Tư vấn các vấn đề liên quan trong quá trình giải quyết vụ án.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất
Các tranh chấp liên quan đến đất đai là vấn đề phức tạp vì số lượng văn bản điều chỉnh đến quan hệ này thường rất nhiều, nhiều cơ quan chồng chéo. Vì vậy khi có thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ tốt nhất để được bảo vệ quyền và lợi ích của mình, quý khách có thể liên hệ Luật L24H qua số hotline 1900.633.716 hoặc email info@luat24h.com.vn để được tư vấn luật đất đai từ Luật sư chuyên môn.