Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh bảo hiểm sức khỏe hay không là thắc mắc liên quan đến các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được phép kinh doanh. Thực tế, khi nhìn thấy một doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh vào nhiều loại hình bảo hiểm, nhiều người thường cảm thấy thắc mắc liệu điều này có tuân thủ pháp luật hay không. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ làm rõ về vấn đề trên, mời quý khách tham khảo.
Có được cùng lúc kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe
Các loại nghiệp vụ của bảo hiểm nhân thọ
Căn cứ khoản 13 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2020, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
Căn cứ Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP, các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời.
- Bảo hiểm sinh kỳ.
- Bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm hỗn hợp.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
- Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định này.
- Bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Chương VII Nghị định 46/2023/NĐ-CP.
>>>Xem thêm: Quy định về bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được kinh doanh bảo hiểm sức khỏe?
Căn cứ khoản 3 Điều 60 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài chỉ được phép kinh doanh một loại hình bảo hiểm quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, trừ các trường hợp sau đây:
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ kinh doanh bảo hiểm sức khỏe;
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài kinh doanh các sản phẩm thuộc loại hình bảo hiểm sức khỏe có thời hạn từ 01 năm trở xuống và các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống;
- Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm cho rủi ro tử vong có thời hạn từ 01 năm trở xuống.
Như vậy, ngoài các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ còn được quyền kinh doanh bảo hiểm sức khỏe.
>>>Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Căn cứ Điều 16 Luật Kinh doanh bảo hiểm xã hội 2022, việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
- Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm;
- Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm: bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật này;
- Nguyên tắc bồi thường: số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm;
- Nguyên tắc thế quyền: người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển giao cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài quyền yêu cầu người thứ ba có hành vi gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi hoàn trong phạm vi số tiền bồi thường bảo hiểm. Nguyên tắc này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- Nguyên tắc rủi ro ngẫu nhiên: rủi ro được bảo hiểm phải là những rủi ro bất ngờ, không lường trước được.
Như vậy, khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, các bên phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc trên.
Nguyên tắc khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Dịch vụ luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về bảo hiểm
Phạm vi dịch vụ
Để hỗ trợ khách hàng bảo vệ quyền lợi liên quan đến tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, Luật L24H cung cấp các dịch vụ pháp lý như sau:
- Xem xét và giải thích hợp đồng bảo hiểm;
- Soạn thảo, nhận xét và hoàn tất hợp đồng.
- Tư vấn và giải quyết bồi thường bảo hiểm;
- Tư vấn chi tiết về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm;
- Soạn thảo văn bản đơn từ và chuẩn bị hồ sơ, tài liệu đính kèm
- Luật sư tham gia việc hòa giải, tham gia phiên tòa hoặc có văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các tranh chấp vấn đề bảo hiểm;
- Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án hoặc Trọng tài để bảo vệ quyền lợi trong các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm.
Luật sư tư vấn, hỗ trợ về hợp đồng bảo hiểm
Phí dịch vụ luật sư
Các dịch vụ pháp lý của Luật L24H được xác định tùy theo từng trường hợp cụ thể và thường dựa trên những yếu tố sau đây:
- Tính chất và độ phức tạp của vụ việc.
- Thời gian, công sức, và kinh nghiệm đầu tư từ phía Luật sư.
Do đó, phí dịch vụ luật sư có thể thay đổi tùy thuộc vào loại vụ việc và yêu cầu cụ thể của khách hàng. Quý khách có thể liên hệ và gửi thông tin tài liệu đến chúng tôi để nhận được báo giá chính xác cho vụ việc hoặc nhu cầu của mình.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ vẫn được phép kinh doanh bảo hiểm sức khỏe. Ngoài ra, các vấn đề khác có liên quan đến việc kinh doanh bảo hiểm cũng đã được trình bày trong bài viết trên. Nếu còn mắc mắc về vấn đề trên hoặc cần được luật sư tư vấn luật doanh nghiệp hỗ trợ, quý khác có thể liên hệ hoặc qua hotline: 1900.633.716 để được tư vấn trực tiếp.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: