Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế đối mặt với hình phạt nào?

Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế được quy định là dạng hành vi lợi dụng chức vụ của mình để chiếm đoạt, tham nhũng tài sản do mình quản lý trong lĩnh vực y tế ví dụ như trong vụ kit test giữa Công ty nhất là Cổ phần Công nghệ Việt Á với nhiều lãnh đạo CDC. Dưới đây , Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin cần thiết về hành vi vi phạm quy định về tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế.

Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Hiểu thế nào là tham ô tài sản?

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Cơ sở pháp lý: Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Khi nào truy tố về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Khách thể của tội phạm

Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội, đó là xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và xâm phạm quan hệ sở hữu.

Cơ sở pháp lý: Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế như sau:

Thứ nhất, là hành vi khách quan về tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế:

  • Sử dụng quyền hạn do chức trách, nhiệm vụ công tác được giao mà có để thực hiện không đúng chức trách của mình hoặc làm trái các quy định về chế độ quản lý tài sản thuộc lĩnh vực công tác mà mình phụ trách như: chế độ quản lý vật tư, tiền mặt, sổ sách kế toán, chế độ thu chi,… và bằng cách đó để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
  • Sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép nhưng có liên quan đến cương vị công tác để chiếm đoạt tài sản như: Kế toán tự động thu tiền quỹ rồi chiếm đoạt luôn số tiền đó, mà lẽ ra việc thu quỹ thuộc chức trách của thủ quỹ…; Dùng quyền quyết định của mình để tác động đến người khác ép họ đưa tài sản.

Thứ hai, hậu quả của tội phạm: tài sản đã bị chiếm đoạt bởi người có quyền hạn, chức vụ

Thứ ba, là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thiệt hại: Hậu quả thiệt hại phải do nguyên nhân từ các hành vi vi phạm quy định về tham ô tài sản gây ra, không phải do các nguyên nhân khác. Nếu hành vi vi phạm không gây hậu quả, hậu quả không do hành vi vi phạm gây ra thì không cấu thành tội phạm vi phạm các quy định về tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế.

Mặt chủ quan của tội phạm

Tội tham ô cũng là tội phạm có tính chất chiếm đoạt nên cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt khác, người phạm tội thực hiện hành vi của mình là cố ý, tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; không có trường hợp tham ô tài sản nào được thực hiện do cố ý gián tiếp, vì người phạm tội bao giờ cũng mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội tham ô tài sản. Nếu mục đích của người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản, thì thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt.

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn.

Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản,  nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản thì cũng không thể là chủ thể của tội tham ô tài sản được. Đây là điều kiện cần và đủ để một người có thể trở thành chủ thể của tội tham ô tài sản và cũng là dấu hiệu để phân biệt với một số tội phạm khác có tính chất chiếm đoạt.

Lưu ý: chủ thể của tội phạm phải thỏa mãn điều kiện là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên.

kit test xét nghiệm Covid 19

Xác định mức phạt quy định về tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế.

Tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế quy định 05 khung hình phạt đối với người phạm tội như sau:

Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng
  • Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

Bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

Bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, khung hình phạt bổ sung: bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Hành vi trục lợi trong hoạt động đấu thầu thiết bị y tế có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Thực tế, đây là loại hành vi cố ý tham ô tài sản trong hoạt động đấu thầu thiết bị y tế dựa vào Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định rằng người có chức vụ, quyền hạn là người có trách nhiệm quản lý tài sản nhưng đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao như một phương tiện để biến tài sản của người khác của cơ quan, tổ chức hoặc của công dân do mình trực tiếp hoặc gián tiếp quản lý thành tài sản của mình hoặc của người khác. Vì thế việc trục lợi trong hoạt động đấu thành có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự quy định.

Hành vi tham ô tài sản chỉ bị xử lý hành chính khi nào?

Hành vi tham ô tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị với giá trị tài sản tham ô dưới 02 triệu đồng và chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 01 – 05 triệu đồng.

Ngoài xử phạt tiền, người tham ô còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau:

  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức.

  • Nếu không khôi phục lại được tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu thì buộc nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

  • Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thời gian chiếm đoạt.

Cơ sở pháp lý: Điều 12 Nghị định 63/2019/NĐ-CP

xử lý vi phạm tham ô tài sản lĩnh vực y tế

Xử lý vi phạm về tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

Dịch vụ luật sư bào chữa về tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế

  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại về hành vi vi phạm tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
  • Tư vấn về xác định tội danh, hình phạt, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng;
  • Tư vấn hỗ trợ thân chủ cung cấp, thu thập tài liệu chứng cứ có lợi;
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu kiến nghị, khiếu nại kịp thời trong các giai đoạn tố tụng;
  • Tư vấn và giải thích về quy trình tố tụng từ giai đoạn khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử; tư vấn các quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo;
  • Trình bày, trao đổi sự việc và cùng tìm hướng giải quyết để giảm thiểu tối đa những bất lợi của thân chủ vào thời điểm hiện tại và tương lai;
  • Trực tiếp tham gia tranh tụng tài Tòa để bào chữa cho thân chủ của mình.
  • Bào chữa cho bị can, bị cáo, người tạm giam giữ, tạm giam tại các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế
  • Tư vấn chính sách pháp luật về việc tha tù trước thời hạn như phạm nhân cải tạo tốt, được đặc xá, ân xá…
  • Tư vấn các tình tiết giảm nhẹ, soạn thảo giấy tờ xin giảm án phạt phù hợp với từng vụ án cụ thể: nhất là các vụ án trong tình hình dịch Covid – 19 như vụ “thông thầu” giá thiết bị kit test giữa Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á với nhiều lãnh đạo CDC;
  • Tham gia tố tụng các vụ án Hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.

Hiện nay, rất nhiều cán bộ, công chức hoặc viên chức đã lợi dụng tình hình dịch covid-19 đã trực lợi tài sản cho riêng mình. Vì thế, chúng tôi xin cung cấp đến quý khách các thông tin liên quan đến tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế cũng như những tin tức hiện hành trong xã hội hiện nay để giúp quý khách hiểu thêm về những quy định của pháp luật. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào cần luật sư tư vấn luật hình sự, hoặc muốn tìm thuê luật sư bào chữa tội tham ô tài sản trong lĩnh vực y tế xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

>>> Xem thêm: GIÁ THUÊ LUẬT SƯ

Scores: 5 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716