Tội hủy hoại phá hoại tài sản người khác

Hủy hoại hay phá hoại tài sản của người khác là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị mất đi hoàn toàn giá trị hoặc làm giảm đáng kể giá trị sử dụng, tính năng của tài sản đó. Tùy theo mức độ và giá trị của tài sản mà có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc chỉ bị xử phạt hành chính. Trong bài viết dưới đây, Luật L24H xin cung cấp cho quý khách những thông tin về tội hủy hoại phá hoại tài sản người khác.

Hành vi hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác

Hành vi hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác

Hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác có bị khởi tố Hình sự

Về mặt chủ quan.

  • Người phạm tội này được xác định là người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội.
  • Mục đích là muốn phá hoặc hủy hoại đi tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người khác.
  • Hành vi hủy hoại tài sản của người khác có thể xuất phát từ những cảm xúc giận dữ hoặc do tư thù cá nhân.
  • Yếu tố động cơ không phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc xác định tội hủy hoại hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác, nhưng sẽ là cơ sở để xác định tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Về mặt khách quan.

  • Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chủ yếu căn cứ vào hậu quả của hành vi gây ra đối với tài sản.
  • Nếu tài sản bị làm cho hư hỏng, không còn giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được, thì coi đó là hành vi hủy hoại tài sản của người khác.
  • Nếu tài sản bị làm cho giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản nhưng giá trị sử dụng bị giảm đó vẫn có thể khôi phục được một phần hoặc thậm chí là toàn bộ thì coi là hành vi cố ý phá hoại tài sản của người khác.
  • Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể được người phạm tội thực hiện bằng nhiều phương pháp, thủ đoạn khác nhau như: đập phá, đốt cháy,..
  • Hậu quả hành vi của tội này là giá trị hoặc giá trị sử dụng của tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng.
  • Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Nếu chưa có hậu quả xảy ra thì chưa cấu thành tội phạm và tội phạm này cũng không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và chuẩn bị phạm tội.
  • Thiệt hại gây ra do hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản phải từ 2.000.000 đồng trở lên thì người có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 178 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung 2017.

Về mặt khách thể.

  • Đối tượng của khách thể về tội hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác chính là quan hệ sở hữu tài sản của chủ tài sản với tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý phá hoại.
  • Trong trường hợp hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây chết người hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của chủ tài sản, thì người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm độc lập khác.

Về mặt chủ thể.

  • Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội hủy hoại tài sản của người khác nếu trong trường hợp được xác định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
  • Người phạm tội từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại tài sản của người khác trong tất cả các trường hợp.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 2 Điều 12 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Khung hình phạt của tội danh hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác.

  • Khung 1: Giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc bị cố ý làm hư hỏng từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, người phạm tội sẽ bị xử lý như sau:
  • Bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
  • Có tổ chức.
  • Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
  • Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác.
  • Để che giấu tội phạm khác.
  • Vì lý do công vụ của người bị hại.
  • Tái phạm nguy hiểm.
  • Khung 3: Phạm tội cố ý gây thiệt hại hoặc hủy hoại tài sản của người khác có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì phải chịu hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  • Khung 4: Phạm tội cố ý gây thiệt hại hoặc hủy hoại tài sản của người khác có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên, thì chịu án phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
  • Ngoài ra, nếu phạm tội cố ý gây thiệt hại với tài sản có giá trị dưới 2 triệu vẫn sẽ bị xử lý, áp dụng hình phạt như khung 1 trong một số trường hợp sau đây:
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều 178 của Bộ luật Hình sự 2015 mà còn vi phạm.
  • Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
  • Tài sản là di vật, cổ vật.
  • Hình phạt bổ sung: Ngoài 4 khung hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Cơ sở pháp lý: Điều 178 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Khung hình phạt của tội danh hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản người khác.

Khung hình phạt của tội danh hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản người khác.

Khi nào hủy hoại tài sản người khác có bị xử lý hành chính.

  • Nếu giá trị tài sản bị hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng dưới 2 triệu đồng và trước đó chưa bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc chưa bị kết án về hành vi này thì xử phạt vi phạm hành chính.
  • Mức phạt hành chính của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác là từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Ngoài ra, Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn có quy định về hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  • Trục xuất nếu người gây thiệt hại cho tài sản của người khác theo quy định nêu trên là người nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hủy hoại tài sản người khác.

  • Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, người nào có hành vi xâm phạm về tài sản của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Như vậy, người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại.
  • Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
  • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
  • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
  • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
  • Thiệt hại khác do luật quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Luật sư tư vấn, bào chữa về tội hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác.

  • Luật sư tư vấn hướng giải quyết các vấn đề liên quan đến tội hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác.
  • Hướng dẫn soạn thảo các văn bản, soạn thảo đơn tố cáo tội phạm, đơn đề nghị, đơn kiến nghị theo yêu cầu của khách hàng.
  • Luật sư đại diện giải quyết với cơ quan công an
  • Luật sư đại diện trực tiếp tham gia tranh tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi ích của thân chủ trong vụ án hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản.
  • Tư vấn thu thập các tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng.
  • Tham gia vào quá trình thương lượng bồi thường thiệt hại, đưa ra hướng giải quyết có lợi nhất cho khách hàng.
  • Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư bào chữa

Trên đây là toàn bộ nội dung cơ bản về tội hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản người khác của Luật L24H. Nếu quý khách còn bất kỳ vướng mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn bào chữa về tội hủy hoại, cố ý phá hoại tài sản của người khác, giải quyết về bồi thường thiệt hại của chúng tôi xin hãy vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn.

Scores: 4.5 (50 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716