Thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra

Thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây rathủ tục cần thiết để thu được kết quả giám định làm căn cứ để bên bị thiệt hại yêu cầu bồi thường thiệt hại hợp lý khi công trình xây dựng liền kề bị đổ vỡ gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị thiệt hại.

Thủ tục giám định thiệt hại do nhà liền kề gây ra

Thủ tục giám định thiệt hại do nhà liền kề gây ra

Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại

Quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà kế bên gây ra được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Các yếu tố gây ra thiệt hại

  • Thiệt hại về tài sản: do đổ nhà đang xây làm hư hỏng, hủy hoại tài sản, chết vật nuôi, làm gãy cây, nhà bị lún nứt do công trình xây dựng liền kề; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút ví dụ như vật tư đổ ra hẻm đi chung gây cản trở giao thông đối với hàng xóm, bồi thường nứt nhà.
  • Thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: việc khói bụi, tiếng ồn từ công trình xây dựng hay là việc công trình xây dựng ngã đổ trúng người xung quanh.

Căn cứ theo Điều 589, 590, 591 Bộ luật Dân sự 2015.

>>> Tham khảo thêm về: Kiện bồi thường do hàng xóm xây dựng làm lún nhà, nứt tường

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo đó, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra gồm:

  • Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản đó phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định của pháp luật thì chủ thể có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra được quy định như sau:

  • Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
  • Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Căn cứ theo Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà liền kề

Bồi thường thiệt hại do xây dựng nhà liền kề

Thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra

Hồ sơ chuẩn bị thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra

Để thực hiện việc giám định thiệt hại do nhà xây dựng nhà liền kề gây ra thì người bị thiệt hại phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản, mẫu đơn yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
  • Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
  • Nội dung yêu cầu giám định;
  • Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
  • Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
  • Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
  • Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
  • Đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có).
  • Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

Căn cứ theo Khoản 2,  Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 .

Trình tự thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra

Trình tự thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra được pháp luật quy định cụ thể như sau:

  • Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
  • Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
  • Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày.
  • Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
  • Việc giám định lại được thực hiện khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ theo Điều 102 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Căn cứ theo Điều 588 Bộ luật Dân sự 2015.

Hướng giải quyết khi bị thiệt hại do nhà liền kề gây ra

  • Thương lượng, hòa giải trong trường hợp cả người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều có thiện chí thỏa thuận chịu trách nhiệm và bồi thường thỏa đáng cho người bị thiệt hại.
  • Với hướng giải quyết này, cả hai bên sẽ không phải tiến hành các thủ tục tố tụng phức tạp tại Tòa án, người bị thiệt hại cũng không cần phải thu thập chứng cứ chứng minh thiệt hại của mình để cung cấp cho Tòa án.
  • Tuy nhiên trên thực tế, với những vụ việc thiệt hại do công trình xây dựng gây ra khó đo lường mức độ thiệt hại một cách chính xác, cũng như khó xác định được nguyên nhân dẫn đến thiệt hại, người bị thiệt hại muốn đòi bồi thường phải khởi kiện ra Tòa án.
  • Người bị thiệt hại do công trình xây dựng liền kề gây nộp đơn khởi kiện tại Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc theo thỏa thuận của đương sự (căn cứ theo Khoản 6 Điều 26, điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Luật sư tư vấn tranh chấp dân sự về yêu cầu bồi thường thiệt hại

Việc khởi kiện cần phải lưu ý khá nhiều thông tin pháp lý nên việc thuê luật sư hỗ trợ là việc cần thiết:

  • Tham gia vào quá trình khởi kiện;
  • Thu thập chứng cứ, đưa ra hợp lý, đầy đủ các thiệt hại cần bồi thường
  • Luật sư đại diện theo ủy quyền khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng;
  • Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
  • Luật sư sẽ giúp xem xét và nghiên cứu sự việc để hỗ trợ khởi kiện, khiếu nại cho khách hàng;
  • Soạn đơn có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật, tránh trường hợp đơn không hợp lệ về hình thức khiến cho quá trình khởi kiện tốn nhiều thời gian hơn (đơn khởi kiện, đơn khiếu nại,..).

>>> Tham khảo thêm về: Tư vấn luật dân sự

Trên đây chúng tôi cung cấp đến quý khách các thông tin về quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục giám định thiệt hại do xây dựng nhà liền kề gây ra, phần nào giải đáp được vướng mắc của quý khách, lựa chọn dịch vụ thực hiện tại Luật L24H tiết kiệm chi phí. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến giám định thiệt hại trong xây dựng hoặc có nhu cầu tư vấn luật xây dựng, xin vui lòng liên hệ luật sư tư vấn qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (33 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716