Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Việc soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện khi bên mua đồng ý và bên bán đồng ý sẽ giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Đặc biệt khi các chiêu trò nhằm tối ưu hóa lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp ngày càng tinh vi, hợp đồng cần phải được soạn thảo cách chính xác và tỉ mỉ nhất để phòng ngừa những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, thương mại có thể xảy ra trong tương lai. Hãy để Luật L24H hỗ trợ bạn trong công việc đó bằng bài viết sau:

>> Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất nào được ban hành về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tuy nhiên, ta có thể khái niệm nó dựa vào 3 yếu tố cấu thành: hợp đồng mua bán tài sản; tài sản là hàng hóa và yếu tố quốc tế.

  • Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. (Bộ luật dân sự 2015).
  • Hàng hóa gồm: động sản (Luật thương mại 2005).
  • Yếu tố quốc tế được công nhận nếu đáp ứng một trong các trường hợp sau:

Ít nhất một trong các bên là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;

Các bên đều là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;

Các bên tham gia đều là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.

Cơ sở pháp lý: Điều 430, 663 Bộ luật dân sự 2015; Khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005.

Hình thức của hợp đồng này là gì?

Mua bán hàng hoá quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương như: fax, tin nhắn, thư điện tử,…

Đặc điểm nhận dạng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Chủ thể: Bên mua và bên bán, thỏa một trong các điều kiện về yếu tố quốc tế kể trên.
  • Đối tượng: hàng hóa là động sản, có thể vận chuyển được qua biên giới quốc gia.
  • Đồng tiền thanh toán: nội tệ hoặc ngoại tệ, tùy theo thỏa thuận của các bên.
  • Luật áp dụng: pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế,… tùy vào thỏa thuận của các bên.
  • Phương thức giải quyết tranh chấp: đàm phán, hòa giải, trung gian, Tòa án hoặc Trọng tài. Tất cả tùy vào sự lựa chọn của các bên.

Đặc điểm nhận dạng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Đặc điểm nhận dạng hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

>>> Tải về : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng anh song ngữ

>>> Tải về : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế tiếng anh song ngữ

Hướng dẫn soạn thảo

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế yêu cầu thể hiện những thông tin:

  • Về các bên: Tên; hình thức pháp lý; quốc tịch & số đăng ký kinh doanh; địa chỉ; người đại diện
  • Về đối tượng hợp đồng: Xác định rõ tên; mô tả; số lượng; phần trăm dung sai; kiểm định; đóng gói hàng hóa,…
  • Về vấn đề giao hàng: Nêu rõ địa điểm giao hàng; Thời hạn giao hàng; Người chuyên chở; Các điều khoản khác;…
  • Về giá trị đơn hàng: Giá đơn vị; Tổng giá; Loại tiền được sử dụng; Phương pháp xác định giá (nếu có)
  • Về phương thức thanh toán: chuyển khoản hay tiền mặt; tài khoản ngân hàng của bên bán nếu lựa chọn chuyển khoản; thời hạn thanh toán; ngoài ra các bên có thể quy định trước trong hợp đồng về hình thức thanh toán
  • Về chứng từ: yêu cầu bên bán phải chuẩn bị sẵn cho bên mua: hóa đơn; phiếu đóng gói; Giấy chứng nhận xuất xứ, kiểm định; các loại chứng tư như: vận tải, bảo hiểm, hải quan,…
  • Về trách nhiệm trong các trường hợp bên mua hoặc bên bán không thanh toán hoặc không giao hàng đúng thỏa thuận: các bên có thể yêu cầu trả lãi hoặc bồi thường; gia hạn thêm thời gian hoặc tuyên bố hủy hợp đồng. Cần lưu ý trong một số hệ thống luật pháp, việc tính lãi là trái pháp luật, hoặc phải tuân thủ mức lãi suất tối đa đã được quy định.
  • Về tính không phù hợp của hàng hóa: Cần quy định rõ về thời hạn thông báo khi bên mua cảm thấy hàng hóa không phù hợp và các hướng xử lý khi hàng hóa không phù hợp. Bên bán có thể thỏa thuận để yêu cầu mức giới hạn cụ thể về trách nhiệm bồi thường khi này.
  • Về chuyển giao quyền sở hữu: Khi nào quyền sở hữu hàng hóa được chuyển sang cho bên mua; trách nhiệm của bên bán phải bảo quản hàng hóa cho bên mua.
  • Về vấn đề hủy hợp đồng: các trường hợp được cho là vi phạm và vi phạm cơ bản hợp đồng; những trường hợp vi phạm nào thì bên kia được hủy hợp đồng, có gia hạn thêm thời gian sửa chữa vi phạm không,…
  • Về sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm cho bên vi phạm: khái niệm về sự kiện bất khả kháng theo các bên; nghĩa vụ thông báo cho bên kia để được miễn trách nhiệm; hướng xử lý khi sự kiện bất khả kháng kéo dài;…
  • Về tính toàn vẹn của hợp đồng: Bất kì trình bày nào của bên kia đều phải được tìm thấy hoặc được dẫn chiếu từ các quy định trong hợp đồng, ngoại trừ trường hợp có bên bị nhầm lẫn hoặc lừa dối. Quy định này nhằm đảm bảo không có sự thêm bớt thông tin nào vào hợp đồng khi thỏa thuận mà chưa được bên còn lại biết qua. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc thay đổi điều khoản trong hợp đồng tại đây.
  • Về vấn đề thông báo: lựa chọn hình thức thông báo như văn bản, thư điện tử,…
  • Về thủ tục giải quyết tranh chấp: hòa giải, trung gian, trọng tài hoặc tòa án tùy vào lựa chọn của các bên hoặc có thể quy định kết hợp nhiều phương thức trong trường hợp không giải quyết được bằng phương thức kia.
  • Về luật áp dụng: trong trường hợp những quy định trong hợp đồng không đủ để giải quyết các vấn đề phát sinh, các bên có thể tìm kiếm nguồn luật từ bên ngoài, chẳng hạn: CISG 1980, Nguyên tắc UNIDROIT, luật quốc gia,…
  • Ngày và chữ ký của các bên.

Hướng dẫn soạn thảo mua bán hàng hóa quốc tế

Hướng dẫn soạn thảo mua bán hàng hóa quốc tế

Hợp đồng có hiệu lực khi nào?

Hợp đồng muốn có hiệu lực thi hành cần phải đáp ứng đủ 5 tiêu chí sau:

  • Về chủ thể tham gia:

Thương nhân nước ngoài: xác định dựa theo pháp luật nước đó

Hoặc thương nhân (gồm cá nhân, pháp nhân) Việt Nam được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài: xác định dựa theo pháp luật Việt Nam, cụ thể:

1/ Cá nhân: có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

2/ Pháp nhân: Được thành lập hợp pháp; Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

  • Về nội dung hợp đồng: không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội theo quy định pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, các bên có thể còn cần phải tuân thủ quy định của pháp luật quốc gia của đối phương về tính hợp pháp của hợp đồng.
  • Về hình thức hợp đồng: hợp đồng bằng văn bản
  • Về nguyên tắc khi ký kết hợp đồng: nguyên tắc tự nguyện
  • Về đối tượng của hợp đồng: hàng hóa không nằm trong danh mục các loại hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu tại Phụ lục I đi kèm theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ.

Cơ sở pháp lý: Điều 117, 74 Bộ luật dân sự 2015; Điều 27 Luật thương mại 2005.

Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng
  • Điều chỉnh hợp đồng để đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng
  • Cung cấp bộ hợp đồng mẫu và các văn bản liên quan phục vụ cho công tác tham khảo
  • Luật sư trực tiếp tham gia đàm phán hợp đồng với đối tác của khách hàng.
  • Tư vấn Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Do tồn tại yếu tố quốc tế khiến vấn đề mua bán hàng hóa khi này phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Việc giải quyết vấn đề phát sinh từ đây sẽ lại càng thêm phức tạp. Đó chính là lý do các bên cần một người có kiến thức và trình độ để hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhằm phòng ngừa các vấn đề có thể xảy đến trong tương lai. Đừng lo, vì đã có Đội ngũ Luật sư của Luật L24H túc trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên lạc ngay với chúng tôi bất cứ khi nào bạn có nhu cầu qua Hotline 1900.633.716 để được tư vấn sơ bộ miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716