Người dân có được quay phim, chụp ảnh CSGT không như thế nào đúng

Người dân có được quay phim cảnh sát giao thông CSGT là câu hỏi của nhiều người khi bị cảnh sát giao thông dừng phương tiện trong bối cảnh không ít những vụ việc công dân quay phim, chụp ảnh, ghi hình khi lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ. Nhưng để hiểu cho đúng thế nào là giám sát lực lượng chức năng và giám sát như thế nào mới đúng sẽ được trình bày thông qua bài viết dưới đây.

Người dân có được quay phim, ghi hình CSGT

Người dân có được quay phim, ghi hình CSGT làm nhiệm vụ không

Những trường hợp cảnh sát giao thông được dừng phương tiện giao thông.

Quy định tại khoản 1 điều 16 Thông tư số 65/2020/TT-BCA của Bộ công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Theo đó, Cảnh sát giao thông được quyền yêu cầu dừng xe nếu trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Bên cạnh đó có một số những trường hợp khác dù không nằm trên trường hợp trên Cảnh sát giao thông vẫn có thể yêu cầu dừng xe như sau:

  • Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông đường bộ, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra; văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Văn bản đề nghị phải ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện giao thông dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp.
  • Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

Như vậy, có 04 trường hợp Cảnh sát giao thông được phép dừng xe của người điều khiển phương tiện đang lưu thông trên đường như đã liệt kê ở trên.

Yêu cầu đối với cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện giao thông.

Yêu cầu đối với cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện

Yêu cầu đối với cảnh sát giao thông khi dừng phương tiện

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 16 Nghị định 65/2020/TT-BCA thì việc dừng phương tiện giao thông phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • An toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây cản trở đến hoạt động giao thông. Khi đã dừng phương tiện giao thông phải thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Khi dừng, kiểm soát tại một điểm, tại một Trạm Cảnh sát giao thông, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a Khoản này và yêu cầu sau:

Đặt rào chắn bằng các cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng dọc theo chiều đường ở phần đường, làn đường sát lề đường hoặc vỉa hè để hình thành khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Công an về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Chiều dài đoạn rào chắn tối thiểu 100m đối với đường cao tốc, 50m đối với quốc lộ và 30m đối với đường tỉnh, đường huyện, đường đô thị, đường xã và đường chuyên dùng;

  • Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đủ diện tích để bố trí, lắm đặt các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, kiểm soát, xử lý phương tiện giao thông vi phạm; bố trí Cảnh sát giao thông hướng dẫn, điều hòa giao thông, bảo đảm an toàn giao thông. Trường hợp kiểm soát trên đường cao tốc, phải đặt biển báo số 245a “đi chậm” hoặc biển 245b (đối với tuyến đường đối ngoại) về phía trước Tổ Cảnh sát giao thông theo hướng phương tiện giao thông cần kiểm soát đi tới theo quy định của pháp luật báo hiệu đường;
  • Khi dừng, kiểm soát phương tiện giao thông trên đường cao tốc, phải bảo đảm yêu cầu quy định tại điểm a, điểm b Khoản này và yêu cầu sau đây:

Khi kiểm soát tại một điểm chỉ được dừng phương tiện giao thông để kiểm soát, xử lý vi phạm tại các vị trí: Khu vực trạm thu phí, điểm đầu, điểm cuối đường cao tốc;

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động chỉ được dừng phương tiện giao thông vào làn dừng phương tiện khẩn cấp để kiểm soát, xử lý vi phạm trong các trường hợp: Phát hiện vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, nguy cơ gây mất an toàn giao thông tức thời; phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm; tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện giao thông đang lưu thông trên đường cao tốc; phát hiện phương tiện giao thông dừng, đỗ không đúng quy định trên đường cao tốc. Khi giải quyết xong vụ việc phải thu dọn cọc tiêu, dây căng, biển báo hiệu và di chuyển ngay.

Các hình thức giám sát của người dân đối với cảnh sát giao thông.

Theo quy định, người dân sẽ có 5 hình thức giám sát đối với lực lượng CAND trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT).

  • Thứ nhất, giám sát thông qua các thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng.
  • Thứ hai, thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật.
  • Thứ ba, thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sĩ (CBCS).
  • Thứ tư, thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Cơ sở pháp lý: Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA ngày 28/11/2019 do Bộ Công an ban hành quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Quy định về quay phim, ghi hình CSGT khi làm việc

Việc cho phép người dân quay phim, chụp ảnh CSGT đang thực hiện nhiệm vụ sẽ góp phần đảm bảo việc thực thi pháp luật, ngăn chặn hành vi tiêu cực của lực lượng CSGT. Tuy nhiên, người dân cần lưu ý những nội dung sau đây để đảm bảo thực hiện đúng với quy định của pháp luật:

  • Thứ nhất, quay phim, chụp ảnh phải khách quan, trung thực, không được cắt ghép chỉnh sửa. Trường hợp cắt ghép nhằm đưa thông tin phiến diện, tuyên truyền, phát tán trên mạng xã hội, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của CSGT, lợi dụng vào đó kích động, lôi kéo, dụ dỗ người dân tham gia chống phá chính quyền là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà người thực hiện có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Thứ hai, quay phim, chụp ảnh phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của CSGT; chỉ thực hiện trong khu vực cho phép, không được quay phim, chụp ảnh trong khu vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông hoặc các nơi có biển cấm hoặc quy định hạn chế quay phim, chụp hình,…

Lưu ý khi quay phim cảnh sát giao thông

Lưu ý khi quay phim cảnh sát giao thông

Những lưu ý khi quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông.

Theo khoản 5 Điều 11 Thông tư 67/2019/TT-BCA, khi người dân quay phim, chụp hình CSGT khi bị dừng xe kiểm tra cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ khi đang thực thi nhiệm vụ.
  • Ngoài khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (đối với nơi có triển khai khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông).
  • Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự. Khu vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.
  • Tuân thủ các quy định pháp luật khác có liên quan.

Luật sư tư vấn về việc quay phim, chụp ảnh cảnh sát giao thông theo đúng quy định pháp luật.

  • Luật sư tư vấn về các hình thức giám sát của người dân đối với cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ
  • Lưu ý khi quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông
  • Tư vấn về những trường hợp được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông

Qua bài viết giới thiệu về những trường hợp và hình thức được quay phim, chụp hình cảnh sát giao thông cũng như những lưu ý khi thực hiện việc giám sát. Nếu khách hàng đang có vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này và cần luật sư TƯ VẤN LUẬT GIAO THÔNG trong trường hợp này thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí 24/24.

Scores: 4.7 (40 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716