Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân 2023, những lưu ý quan trọng

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất là minh chứng pháp lý giúp các bên trong hợp đồng góp vốn căn cứ để tuân thủ và thực hiện đúng các điều khoản, thỏa thuận liên quan đến việc hùn vốn kinh doanh đất đai. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến quý độc giả mẫu hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân, những lưu ý quan trọng liên quan đến việc góp vốn và ký kết loại hình hợp đồng hợp tác đầu tư này.

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất

Tổng quan về hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định chưa cụ thể về như thế nào là hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân. Tuy nhiên, với bản chất là một loại hợp đồng dân sự và dựa trên sự hợp tác của các bên cùng có ý chí mua đất, vì vậy có thể dựa trên quy định về hợp đồng hợp tác trong Điều 504 Bộ luật dân sự năm 2015 để hiểu hơn về loại hợp đồng này. Theo đó, hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm và hợp đồng hợp tác phải được lập thành văn bản.

Như vậy, có thể hiểu  hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân là văn bản được xác lập dựa trên sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều cá nhân về việc cùng đóng góp tài sản để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, theo đó các bên trong hợp đồng sẽ cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm phát sinh từ quyền sử dụng đất đó.

Những nội dung cơ bản của hợp đồng

Những nội dung cơ bản hợp đồng góp vốn mua đất

Những nội dung cơ bản hợp đồng góp vốn mua đất

Như đã phân tích, hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất sẽ có nội dung tương tự và dựa trên cơ sở của hợp đồng hợp tác, do đó căn cứ theo Điều 505, Điều 506 và Điều 507 Bộ luật Dân sự năm 2015 liên nội dung của hợp đồng, quyền, nghĩa vụ của bên hợp tác và những đặc tính vốn có của hành vi mua đất, ta có thể rút ra những nội dung cơ bản của hợp đồng hợp tác mua đất cá nhân như sau:

  • Thông tin chi tiết của các bên tham gia hợp gồm: Họ tên, địa chỉ, số Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân,…
  • Tài sản góp vốn: Tuân thủ quy định pháp luật về tài sản góp vốn đã được đề cập phía trên.
  • Phương thức, thời hạn thanh toán: Ghi cụ thể về thời điểm bắt đầu và kết thúc việc góp vốn trong bao lâu và phương thức góp sẽ thông qua hình thức nào, ví dụ: tiền mặt, chuyển khoản…
  • Mục đích góp vốn mua đất: Mục đích sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mảnh đất sẽ được dùng để làm gì ? và mục đích sử dụng đất phải hợp pháp và tuân thủ theo quy hoạch của nhà nước.
  • Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng: Một số quyền cơ bản như việc hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc nhận chuyển quyền sử dụng đất, tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến quá trình mua đất…Ngoài ra, các bên còn phải thực hiện đúng các nghĩa vụ về thanh toán tài sản góp vốn đúng hạn, bồi thường thiệt hại cho các thành viên hợp tác khác do lỗi của mình gây ra… và thực hiện các quyền nghĩa vụ khác được nêu trong hợp đồng.
  • Phương thức giải quyết trong trường hợp xảy ra tranh chấp: Thông thường các bên sẽ ưu tiên lựa chọn hình thức thương lượng, hòa giải để giải quyết vấn đề. Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không thành các bên có thể thỏa thuận lựa chọn giải quyết thông qua Tòa án hoặc một bên thứ ba nào khác.
  • Phân chịu lợi nhuận và rủi ro trong hợp đồng góp vốn mua đất: Nêu rõ cách thức phân chia lợi nhuận và rủi ro giữa các bên trong hợp đồng nhằm tránh mâu thuẫn có thể xảy ra về sau, cũng như thuận tiện chứng minh khi có tranh chấp.

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất hiện hành

Để thuận tiện hơn cho việc soạn thảo cũng như tham khảo, Luật L24h xin gửi quý độc giả mẫu hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân, đây là mẫu hợp đồng cơ bản, tùy thuộc vào nhu cầu của các bên có có điều chỉnh sao cho phù hợp.

>>> Click tải mẫu hợp đồng góp vốn mua đất: TẠI ĐÂY

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN MUA ĐẤT

Bên góp vốn (sau đây gọi là bên A):

Ông (bà): …………………………………………………………………………………………

Số CMND (hộ chiếu):……………….

Cấp ngày……/…../……, tại………………………………….…

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………

Fax (nếu có): …………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………… tại Ngân hàng: ……………………………………

Bên nhận góp vốn (gọi là bên B)

Ông (bà): …………………………………………………………………………………………

Số CMND (hộ chiếu):……………….

Cấp ngày……/…../……, tại………………………………….…

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………

Điện thoại: ……………………………………………………………

Fax (nếu có): …………………………………………………………

Số tài khoản: …………………………… tại Ngân hàng: ……………………………………

Hai bên đồng ý thực hiện góp vốn với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: TÀI SẢN GÓP VỐN

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên A …………………………………………….

…………………………………………………………………………..

Tài sản góp vốn thuộc quyền sở hữu của bên B …………………………………………….

…………………………………………………………………………..

 

………………………………………………………………………………………………………

ĐIỀU 2: GIÁ TRỊ GÓP VỐN

Giá trị tài sản góp vốn được các bên cùng thống nhất thỏa thuận là:…………………………………………………………………………….(bằng chữ: …………………..)

ĐIỀU 3: THỜI HẠN GÓP VỐN

Thời hạn góp vốn bằng tài sản, tiền mặt, bắt đầu kể từ …………….. hạn cuối cùng góp vốn là ……………………………………………………

ĐIỀU 4: MỤC ĐÍCH GÓP VỐN

Mục đích góp vốn bằng tài sản nêu tại Điều 1 là: …………….………….…………để nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thửa đất số……………………………………………..với tổng giá trị là………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 5: QUYỀN CỦA CÁC BÊN

  • Yêu cầu bên còn lại góp vốn đúng thời điểm và số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
  • Được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong trường hợp có một bên trong hợp đồng không góp đủ vốn hoặc góp vốn không đúng thời hạn.
  • Được hưởng lợi nhuận tương đương với phần vốn góp của mình.
  • Yêu cầu các bên cùng thanh toán các chi phí liên quan phát sinh.
  • Được ưu tiên nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong trường hợp các bên có nhu cầu chuyển nhượng phần vốn góp.
  • Các quyền khác theo hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

  • Cung cấp cho cho các bên trong hợp đồng đầy đủ các giấy tờ cần thiết để hoàn tất thủ tục pháp lý có liên quan nếu có yêu cầu.
  • Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng này.
  • Trả lại số tiền tương đương với phần vốn góp của bên đơn phương chấm dứt hợp đồng.
  • Hỗ trợ cho các bên trong việc thực hiện các giao dịch chuyển nhượng phần vốn góp này khi có yêu cầu từ các bên còn lại cho bên thứ ba và thực hiện các thủ tục có liên quan cho họ;
  • Các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng này hoặc do pháp luật quy định.

ĐIỀU 7: PHÂN CHIA LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO

 

Lợi nhuận được hiểu và khoản tiền còn dư ra sau khi trừ đi các chi phí cho việc đầu tư, quản lý tài sản góp vốn.

Lợi nhuận được phân chia theo tỷ lệ sau:

  • Bên A được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.
  • Bên B được hưởng …% lợi nhuận trong tổng giá trị lợi nhuận thu được từ tài sản góp vốn.

Lợi nhuận chỉ được chia khi trừ hết mọi chi phí mà vẫn còn lợi nhuận. Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng có xảy ra rủi ro thì các bên có trách nhiệm chịu phần chi phí phát sinh từ rủi ro theo phần vốn góp của mình tương tự như phân chia lợi nhuận.

Trường hợp các bên cần huy động vốn thêm từ Ngân hàng để đầu tư thực hiện dự án trên đất thì số lãi phải đóng cho Ngân hàng cũng được chia theo tỷ lệ vốn góp.

ĐIỀU 8: ĐĂNG KÝ VÀ XOÁ ĐĂNG KÝ GÓP VỐN

Hai bên cam kết góp vốn là nếu muốn ngưng góp vốn thì phải có sự đồng ý của hai bên, không được tự ý rút vốn hay giảm vốn trong quá trình đầu tư.

ĐIỀU 9: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG (Nếu có)

Các bên thỏa thuận về việc nộp lệ phí công chứng hoặc chia đều theo tỷ lệ vốn góp trong hợp đồng.

ĐIỀU 10: CHUYỂN NHƯỢNG HỢP ĐỒNG

  • Trong quá trình thực hiện hợp đồng này, một bên trong hợp đồng có quyền đề nghị chuyển nhượng toàn bộ quyền và nghĩa vụ của hợp đồng này cho bên thứ ba. Đề nghị chuyển nhượng phải được lập thành văn bản và được sự chấp thuận của các bên còn lại.
  • Trước khi ký kết thỏa thuận chuyển nhượng hợp đồng thì bên chuyển nhượng phải thanh toán cho các bên còn lại khoản tiền còn thiếu (nếu có).
  • Thỏa thuận chuyển nhượng giữa ba bên sẽ được lập thành văn bản. Bên chuyển nhượng sẽ chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ và bên thứ ba chấp thuận, cam kết nhận chuyển giao toàn bộ quyền và nghĩa vụ từ bên chuyển nhượng.
  • Phí chuyển nhượng hợp đồng này cho bên thứ ba do bên chuyển nhượng chịu.

ĐIỀU 11: THỎA THUẬN ĐỨNG TÊN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Bên …. sẽ có quyền sử dụng đất thửa đất số:…………………………………………………… sau khi nhận chuyển nhượng.

(Hoặc các bên có thể phân chia thửa đất thành các phần theo tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận khác và có quyền sở hữu chung đối với phần đất mà các bên góp vốn nhận chuyển nhượng).

ĐIỀU 12: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 13: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

– Những thông tin về nhân thân, tài sản đã ghi trong hợp đồng này là đúng sự thật;

– Tài sản góp vốn không có tranh chấp;

– Tài sản góp vốn không bị  cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật;

– Việc giao kết hợp đồng này hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc;

– Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thỏa thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU 14: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Các bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Hai  bên đã đọc Hợp đồng, đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong Hợp đồng và ký vào Hợp đồng này.

Hợp đồng có hiệu lực từ: ……………………

Hợp đồng gồm …… trang, được lập thành ……… bản. Mỗi bên giữ …….. bản.

Bên A                                                                             Bên B

(Ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)                                      (ký, điểm chỉ và ghi rõ họ tên)

>>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng góp vốn kinh doanh cá nhân và công ty

Lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân

Khi tham gia ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân, các bên tham gia cần lưu ý một số vấn đề về nội dung và hình thức hợp đồng, nhằm tránh ảnh hưởng đến quyền lợi giữa các bên cũng như hạn chế việc xảy ra tranh chấp sau này.

Về nội dung hợp đồng

  • Các bên trong hợp đồng nên thỏa thuận cụ thể và chính xác mức đóng góp, cách phân chia lợi nhuận của mỗi bên được hưởng khi hợp tác kinh doanh. Đồng thời, trong hợp đồng nên có các điều khoản quy định nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và nên quy định rõ cơ quan nhà nước sẽ giải quyết tranh chấp khi có mâu thuẫn xảy ra.
  • Thỏa thuận rõ thêm các điều khoản về tài chính khi hợp tác góp vốn và quá trình xử lý, khai thác giá trị tài sản sau khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Ngoài ra, các bên còn nên quy định cụ thể về phương thức để chấm dứt việc hợp tác để có những lựa chọn xử lý tài sản khi các bên không còn hợp tác với nhau.
  • Thỏa thuận ràng buộc các bên về việc chỉ mua những loại đất có đầy đủ các điều kiện chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai, dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến việc góp vốn mua bán đất.
  • Khi thực hiện hợp đồng góp vốn mua đất do không thể lường trước rủi ro, vì vậy nhằm dự liệu những trường hợp các bên muốn sửa đổi, bổ sung lại hợp đồng thì có thể bổ sung một số điều khoản để cùng thỏa thuận lại các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng.

Lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân

Lưu ý khi ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân

Về hình thức hợp đồng

Như đã có đề cập phía trên, hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân bắt buộc phải được lập thành văn bản và có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia góp vốn. Ngoài ra, tuy pháp luật không bắt buộc phải công chứng hợp đồng góp vốn mua đất nhưng nhằm thể hiện rõ tính minh bạch cũng như làm tăng giá trị pháp lý của hợp đồng, các bên tham gia ký kết nên đem hợp đồng đến các văn phòng công chứng để công chứng như quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014. Một mặt, khi công chứng hợp đồng, các bên có thể sẽ được công chứng viên tư vấn và soạn thảo cho một bản hợp đồng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp, một văn bản được công chứng sẽ mang lại sự an tâm, tin tưởng hơn giữa các bên ký kết.

>>>Xem thêm: Bán đất đã công chứng xong nhưng không trả tiền phải làm sao?

Tư vấn hợp đồng góp vốn mua đất

  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân đầy đủ theo đúng quy định pháp luật;
  • Tư vấn quyền, nghĩa vụ các bên trong hợp đồng góp vốn;
  • Tư vấn căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng;
  • Đại diện hoặc cùng khách hàng tiến hành thương lượng hòa giải với đối tác tranh chấp
  • Thực hiện soạn thảo đơn từ liên quan khi phát sinh tranh chấp giữa các bên.

Ngày nay, các bên thường cùng nhau ký kết hợp đồng góp vốn mua đất cá nhân để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, mỗi điều khoản trong hợp đồng góp vốn lại rất quan trọng, do đó các bên cần lưu ý và thận trọng trong quá trình soạn thảo hợp đồng và thống nhất thỏa thuận với nhau. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn luật đất đai, soạn thảo hợp đồng, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.66 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716