Bán đất đã công chứng xong nhưng không trả tiền phải làm sao?

Bán đất đã công chứng xong nhưng không trả tiền là những rủi ro trên thực tế thường gặp phải. Bên bán đất và bên mua đã ký tên, lăn tay trên bản thảo hợp đồng chuyển nhượng tại phòng công chứng khi chưa chuyển tiền xong. Vậy, khi bán đất đã công chứng xong nhưng bên mua không chịu trả tiền thì phải làm sao? Bài viết dưới đây Luật L24H làm rõ cho bạn đọc hướng xử lý vấn đề này.

Bán đất đã công chứng xong nhưng không trả tiền

Bán đất đã công chứng xong nhưng không trả tiền

Quy định về vấn đề mua bán nhà đất theo quy định pháp luật

Căn cứ tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Như vậy, khi người sử dụng đất đáp ứng các điều kiện thỏa mãn quy định của Luật định thì được phép chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 188, Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật Đất đai 2013.

Hiệu lực hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Về hình thức

  • Khoản 1 Điều 502 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thì hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng này. Do đó, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bắt buộc phải thành lập thành văn bản theo quy định và được tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại Ủy ban Nhân dân cấp xã.

Về nội dung

Điều 501 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất như sau:

  • Quy định chung về hợp đồng và nội dung của hợp đồng thông dụng có liên quan trong Bộ luật này cũng được áp dụng với hợp đồng về quyền sử dụng đất, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Nội dung của hợp đồng về quyền sử dụng đất không được trái với quy định về mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng đất, quy hoạch, kế hoạch sử

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có những nội dung chính sau đây:

Thông tin của các bên

  • Họ tên, số CMND/CCCD/Hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp, hộ khẩu thường trú, địa chỉ hiện tại, số điện thoại liên lạc của các bên. Tuy nhiên, khi thực hiện mua bán đất, theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng này phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực. Căn cứ khoản 1 Điều 40 Luật Công chứng 2014, hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành 01 bộ trong đó bao gồm giấy tờ tùy thân. Như vậy, giấy tờ tùy thân là một trong những loại giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ công chứng nhưng theo quy định này không yêu cầu bắt buộc phải là CMND hay CCCD. Do đó, có thể sử dụng hộ chiếu và sổ hộ khẩu để thực hiện công chứng hợp đồng mua bán đất,
  • Nếu đất chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của vợ chồng thì phần bên chuyển nhượng phải ghi đầy đủ thông tin và có chữ ký của cả hai vợ chồng.
  • Nếu đất chuyển nhượng thuộc quyền sử dụng chung của nhiều người cũng ghi nội dung và đầy đủ chữ ký của các đồng sử dụng hoặc chỉ ghi tên, chữ ký của người đại diện.
  • Nếu bên nhận chuyển nhượng có vợ hoặc chồng thì cũng cần ghi đầy đủ thông tin về cả hai vợ chồng.

Thông tin về quyền sử dụng đất được chuyển nhượng

  • Loại đất, hạng đất, diện tích, vị trí, số hiệu, ranh giới và tình trạng đất (ghi theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất).
  • Thời hạn sử dụng đất của bên chuyển nhượng, thời hạn sử dụng đất còn lại của bên nhận chuyển nhượng.
  • Các thông tin khác liên quan đến quyền sử dụng đất như hiện có cầm cố, thế chấp ở đâu không? Nếu có thì cách giải quyết thế nào?

Giá và phương thức thanh toán

  • Giá chuyển nhượng (do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật).
  • Phương thức, thời hạn thanh toán (có đặt cọc không, trả một lần hay nhiều lần, việc giải quyết tiền đặt cọc đã nhận, trả bằng tiền Việt Nam hay bằng vàng, bằng tiền mặt hay chuyển khoản).

Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

Các bên cáo thể ấn định thời hạn, địa điểm, phương thức cụ thể để giao đất, giao tiền.

Trách nhiệm của các bên khi vi phạm hợp đồng

Các bên có thể thỏa thuận mức phạt do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, chậm bàn giao đất.

Căn cứ Điều 38, Điều 39 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

Quyền của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thanh toán tiền theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhận đất theo đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên nhận chuyển nhượng gây ra.
  • Không bàn giao đất khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
  • Các quyền khác trong hợp đồng.

Nghĩa vụ của bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất và chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
  • Chuyển giao đất cho bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Làm thủ tục đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên nhận chuyển nhượng, trừ trường hợp bên nhận chuyển nhượng có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận.
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Kinh doanh Bất động sản 2014:

Quyền của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Yêu cầu bên chuyển nhượng cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về quyền sử dụng đất chuyển nhượng.
  • Yêu cầu bên chuyển nhượng làm thủ tục và giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng vị trí và tình trạng đất theo thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất bồi thường thiệt hại do lỗi của bên chuyển nhượng gây ra.
  • Có quyền sử dụng đất kể từ thời điểm nhận bàn giao đất từ bên chuyển nhượng.
  • Các quyền khác trong hợp đồng.

Nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất

  • Thanh toán tiền cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng.
  • Bảo đảm quyền của bên thứ ba đối với đất chuyển nhượng.
  • Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
  • Các nghĩa vụ khác trong hợp đồng.

Phương thức giải quyết tranh chấp

Các bên thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp trong trường hợp có tranh chấp xảy ra như tự thương lượng, hòa giải thông qua người thứ ba, khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền và đưa ra lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp cụ thể.

Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm công chứng, chứng thực theo quy định tại Điều 5 Luật Công chứng 2014.

Theo khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính. Như vậy, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có hiệu lực từ khi đăng ký sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai hoặc tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai.

Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết tại Hợp đồng khoản 2 Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất theo quy định

Thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất

Thời điểm chuyển giao quyền sử dụng đất

Theo Điều 503 Bộ luật Dân sự 2015 và khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

  • Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật đất đai.
  • Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính
  • Vậy khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực. Lưu ý là sau khi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được công chứng thì quyền sử dụng đất đó chưa thuộc quyền sử dụng của bên mua mà quyền sử dụng đất chỉ thuộc về bên mua khi thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Cách giải quyết khi bán nhà đất đã công chứng nhưng không trả tiền

  • Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Hợp đồng bán nhà đất sinh ra là để bên mua nhận được nhà và nhận bên bán được tiền. Do đó, nghĩa vụ thanh toán được xem là một nghĩa vụ cơ bản để hợp đồng được ký kết quy định khoản 1 Điều 280 và Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015.
  • Trước tiên, cần thực hiện các biện pháp nhắc nhở, thương lượng bên mua về nghĩa vụ trả tiền. Sau khi được yêu cầu nhưng bên mua vẫn không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên bán có quyền kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng, hủy giấy tờ đất đã sang tên để đòi lại nhà đất.
  • Việc công chứng các giao dịch về bất động sản mang lại lợi ích cho các bên không chỉ về pháp lý mà còn hạn chế được những ảnh hưởng khi gặp rủi ro. Hợp đồng công chứng sẽ có giá trị là chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng được công chứng không phải chứng minh nữa.
  • Sau khi ký hợp đồng công chứng, nếu việc ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký kết mà một trong các bên có căn cứ chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
  • Khi tiến hành việc khởi kiện, bên bán cần làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp kèm đơn khởi kiện, cụ thể là yêu cầu áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với nhà đất đang tranh chấp theo quy định tại khoản 7 Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Tức là, yêu cầu Tòa án áp dụng cấm thực hiện việc thủ tục sang tên, đăng bộ đối với nhà đất tranh chấp.
  • Ngoài ra cũng có thể nộp đơn ngăn chặn tới văn phòng đăng ký đất đai nếu thuộc các trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày  ngày 29 tháng 9 năm 2017.

Thủ tục khởi kiện khi bán đất không trả tiền

Thủ tục khởi kiện khi bán đất không trả tiền

Thủ tục khởi kiện khi bán đất không trả tiền

Hồ sơ khởi kiện

Đơn khởi kiện: Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ – HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017

Theo quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sư 2015 thì đơn khởi kiện phải có những nội dung sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);
  • Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng cứ chứng minh kèm theo đơn theo Khoản 5, Điều 189, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

  • Hợp đồng và/hoặc các giấy tờ, biên bản liên quan đến việc giao kết hợp đồng v.v..;
  • Các tài liệu chứng cứ liên quan đến quan hệ hợp đồng; quá trình thực hiện hợp đồng và việc thực hiện/không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng của các bên;
  • Các tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng

Trình tự giải quyết tranh chấp

Bước 1 : Nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án.

– Nhận đơn khởi kiện

  • Theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn khởi kiện qua hình thức nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính và phải vào sổ nhận đơn. Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 cũng đã bổ sung về phương thức gửi trực tuyến cũng đã có quy định trong luật là phải in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn. Tòa án có trách nhiệm thông báo việc đã nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện theo các cách thức khác nhau tương ứng với phương thức nộp đơn khởi kiện của người khởi kiện. Về việc xem xét đơn khởi kiện gồm 03 ngày làm việc để để Chánh án phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và 05 ngày làm việc để Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
  • Trường hợp yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện được quy định cụ thể tại Điều 193 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là căn cứ để Tòa án tiến hành chuyển đơn khởi kiện theo thẩm quyền, thụ lý vụ án hoặc trả lại đơn khởi kiện theo quy định.
  • Sau khi được phân công giải quyết, trong thời hạn 05 ngày làm việc nếu xét thấy không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nơi nhận đơn thì Thẩm phán được phân công trả lại đơn khởi kiện cùng với các tài liệu, chứng cứ cho người khởi kiện hoặc chuyển đơn khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền giải quyết. Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện được quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Thụ lý vụ án.

  • Về điều kiện thụ lý vụ án, cần đảm bảo những yêu cầu về phạm vi khởi kiện Điều 188 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, chủ thể khởi kiện theo Điều 186 Bộ luật này, thẩm quyền giải quyết của Tòa án, vụ án chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước, người khởi kiện đã nộp tạm ứng án phí và xuất trình biên lai. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án theo khoản 5 Điều 189 Bộ luật này.
  • Trường hợp người khởi kiện đã đảm bảo đủ các điều kiện thụ lý vụ án nêu trên, Tòa án có thẩm quyền xem xét đơn khởi kiện xác định tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện. Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự.

Bước 2: Hòa giải và chuẩn bị xét xử.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015):

  • Ra quyết định hòa giải thành khi không có đương sự thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận;
  • Trong trường hợp hòa giải không thành, Thẩm phán chủ tọa phiên hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và thực hiện các thủ tục tiếp theo để đưa vụ án ra xét xử.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử được tính từ ngày Tòa án thụ lý vụ án đến ngày Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
  • Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 01 tháng.

Bước 3 : Mở phiên tòa xét xử.

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. Theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 phiên tòa phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa. Thành phần tham gia phiên tòa được quy định từ Điều 227 đến Điều 232 tại Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 gồm: Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Người đại diện của đương sự; Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Người làm chứng; Người giám định và Người phiên dịch, Kiểm sát viên.

Bước 4 : Tiến hành phiên tòa sơ thẩm.

Phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự bao gồm : Thủ tục bắt đầu phiên tòa, tranh tụng phiên tại tòa, nghị án và tuyên án.

Bước 5: Bản án sơ thẩm.

Sau khi bản án được thông qua, Hội đồng xét xử tuyên đọc bản án với sự có mặt của các đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức và cá nhân khởi kiện theo Điều 267 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án theo khoản 1 Điều 269 Bộ luật Dân sự 2015.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp. Trừ trường hợp kháng cáo của Đương sự, kháng nghị của Viện kiểm sát theo khoản 2 Điều 269 Bộ luật Dân sự 2015.

Tư vấn về việc mua bán nhà đất theo quy định pháp luật

  • Tư vấn luật soạn thảo hợp đồng mua bán nhà đất
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất;
  • Tư vấn luật soạn thảo, đàm phán hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, thuê,…
  • Tư vấn pháp luật về đòi quyền sử dụng đất;
  • Tư vấn pháp luật về nhà đất có yếu tố nước ngoài;
  • Tư vấn luật về nhà đất liên quan đến tính hợp pháp của hồ sơ quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở;
  • Hướng dẫn và tư vấn cho khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện, tư cách chủ thể và soạn đơn khởi kiện gửi đến Tòa án có thẩm quyền. Khiếu nại các cơ quan tiến hành tố tụng liên quan khi ban hành những quyết định không đúng thủ tục, trình tự.

Tư vấn về việc mua bán nhà đất

Tư vấn về việc mua bán nhà đất theo quy định pháp luật

Hiện nay việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra hết sức phổ biến trong đời sống của nhân dân. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các bên chủ thể có thể lựa chọn việc công chứng giấy tờ và hợp đồng mua bán đất đai sau đó mới chuyển tiền mua giữa các bên. Tuy nhiên vấn đề bán đất đã công chứng xong nhưng không trả tiền lại gây ra sự băn khoăn về tính an toàn của chúng. Nội dung trên là những gì chúng tôi cung cấp đến quý khách hàng. Nếu còn những vướng mắc khó khăn nào cần luật sư tư đất đai tư vấn giải đáp hãy liên hệ trực tiếp tới chúng tôi qua hotline: 1900.633.716 để được giải đáp nhanh chóng miễn phí, hiệu quả nhất.

Scores: 4.5 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716