Bị Công an gửi giấy triệu tập nên làm gì ?

Bị công an gửi giấy triệu tập làm việc thì từ chối, không đi có được không? nên làm gì? công an gửi giấy triệu tập mấy lần? là thắc mắc của người dân khi nhận được giấy triệu tập, giấy mời. Khi đó, có thể bạn đang là bị can, người bị tố giác tội phạm, bị hại. Trong trường hợp bạn nhận được giấy triệu tập không đúng quy định, thẩm quyền bạn có quyền từ chối lên làm việc. Khi có mặt tại theo giấy triệu tập của cơ quan công an, cần hiểu rõ nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật và chuẩn bị sẵn tâm lý, nội dung nói chuyển để sẵn sàng trình bày cho cơ quan công an điều tra.

>> Tham khảo thêm trường hợp: Công an triệu tập vì đánh bạc online

Mẫu giấy triệu tập của công an

Mẫu giấy triệu tập của công an

Các trường hợp Công an được phép gửi giấy triệu tập

Giấy triệu tập là loại giấy dành cho những người có liên quan đến những vụ việc đã và đang được giải quyết tại cơ quan tố tụng hình sự. Các đối tượng phải có mặt theo giấy là một nghĩa vụ bắt buộc bao gồm:

  • Bị can có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Bị cáo có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Bị hại có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Bị đơn dân sự có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 3 Điều 65 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người làm chứng có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người chứng kiến có nghĩa vụ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 67 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật có nghĩa vụ quy định tại Điều 68, 69, 70 Bộ luật Hình sự 2015;

Phải làm gì khi bị Công an gửi giấy triệu tập

Khi bị công an gửi giấy triệu tập, người dân cần hiểu rõ nghĩa vụ của mình theo quy định pháp luật và chuẩn bị sẵn tâm lý, nội dung nói chuyện để sẵn sàng trình bày cho cơ quan công an điều tra.

Nghĩa vụ của người dân

Khi nhận được giấy triệu tập của công an, hay cơ quan điều tra thì người dân phải có trách nhiệm chấp hành và đến trình diện tại cơ quan điều tra để phối hợp làm rõ vụ án. Tuy nhiên, thực tế có không ít trường hợp vì nhiều lý do mà khi nhận được giấy triệu tập của công an. Các trường hợp người dân bắt buộc phải có giấy triệu tập nếu không sẽ có thể bị áp dụng biện pháp áp giải hoặc dẫn giải là:

  • Người làm chứng theo Điểm a khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người bị hại theo Điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;
  • Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố theo điểm c khoản 2 Điều 127 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015
  • Bị can theo khoản 3 Điều 182 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015;

Nội dung cần chuẩn bị

Nội dung làm việc với người dân được sẽ ghi trong giấy triệu tập. Người được triệu tập chỉ có trách nhiệm hợp tác, khai báo, làm việc trong phạm vi nội dung được đề cập tới trong giấy triệu tập.

Người được cơ quan điều tra có quyền yêu cầu đơn vị, người triệu tập giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu có bất cứ hành vi nào nhằm trấn áp tinh thần, bị công an đánh, các hình thức ép cung, bức cung… công dân cần có thái độ phù hợp, không thái quá, đồng thời yêu cầu ngừng làm việc để có người giám hộ hoặc yêu cầu nhờ luật sư bào chữa. Trường hợp bị ép cung, bức cung, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo đồng chí công an có hành vi sai phạm cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Cần chuẩn bị tâm lý để làm việc với cơ quan công an

Cần chuẩn bị tâm lý để có thể làm việc với cơ quan công an

Bị công an gửi giấy triệu tập không đi có được không?

Giấy triệu tập chỉ mang tính chất bắt buộc đối với các trường hợp đã được nêu trên. Theo đó, tùy vào một số trường hợp cụ thể cũng như vai trò của người bị triệu tập trong vụ án mà người bị triệu tập có thể bị áp giải; hoặc dẫn dải trong trường hợp nhận được giấy triệu tập của công an mà không đến căn cứ theo điều 127 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015.

Ngoài ra, trường hợp bị can không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có biểu hiện trốn tránh thị Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải căn cứ theo khoản 3 Điều 182 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015.

Người dân có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo khi công an triệu tập trái luật

khiếu nại tố cáo nếu bị ép cung, bức cung

Người dân có quyền khiếu nại tố cáo nếu bị ép cung, bức cung

Căn cứ theo Điều 30 Hiến pháp 2013 quy định thì mọi người dân đều có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền khi cá nhân, cơ quan tổ chức làm sai quy định pháp luật. Khi có khiếu nại, tố cáo, cá nhân, cơ quan tổ chức có thẩm quyền phải tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân về hành vi sai pháp luật đó. Đồng thời, theo Điều 32 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cá nhân nào thuộc các cơ quan đó.

Luật sư tư vấn khiếu nại, tố cáo hành vi trái quy định

Luật sư hỗ trợ công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo hành vi trái quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, cụ thể bằng những công việc sau:

  • Tư vấn luật hình sự các quy định pháp luật khiếu nại, tố cáo và vấn đề pháp lý khác có liên quan đến hành vi bị khiếu nại tố cáo, quyền của người khiếu nại, tố cáo;
  • Hỗ trợ khách hàng tham gia cùng khách hàng làm việc tại cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng;
  • Hỗ trợ, hướng dẫn soạn thảo đơn khiếu nại, tố cáo;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ thu thập tài liệu chứng minh có hành vi vi phạm xảy ra;
  • Các công việc khác liên quan theo yêu cầu của khách hàng.

>> Tham khảo thêm bài viết về: Thủ tục khởi tố vụ án hình sự, quy trình điều tra xét xử vụ một vụ án hình sự

Nếu quý bạn đọc còn vướng mắc vấn đề pháp lý khi nhận được giấy triệu tập, lệnh bắt người từ cơ quan công an hay tham gia vào các quan hệ pháp luật hình sự hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư hình sự tư vấn vui lòng liên hệ tới Hotline 1900.633.716 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí, kịp thời. Xin cảm ơn.

Scores: 4.81 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716