Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập tình nghi không?

Có được mời luật sư khi bị công an triệu tập tình nghi không là thắc mắc của rất nhiều người. Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự thì người bị tố giác khi bị triệu tập tình nghi có thể tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình. Bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan.

có được mời luật sư khi bị công an gửi giấy triệu tập

Mời luật sư khi bị công an gửi giấy triệu tập

Luật sư được tham gia vào vụ án hình sự trong giai đoạn nào?

Căn cứ Điều 74 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng, theo đó:

  • Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can.
  • Trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.
  • Trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Tóm lại, thời điểm luật sư có thể tham gia tố tụng là khi người bị bắt có mặt tại trụ sở Cơ quan điều tra, khi khởi tố bị can, khi kết thúc điều tra.

>>Xem thêm: Luật sư tham gia bào chữa từ giai đoạn nào trong vụ án hình sự

Có Giấy triệu tập của Công an không đi được không?

Căn cứ Điều 60, 61, 62. 63, 64, 65, 66 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, nghĩa vụ có mặt khi có Giấy triệu tập của Công an được quy định như sau:

  • Bị can có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
  • Bị cáo có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
  • Bị hại có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; trường hợp cố ý vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị dẫn giải;
  • Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
  • Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

Với các quy định trên, bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng có nghĩa vụ có mặt khi có giấy triệu tập của Công an.

Hơn thế nữa, Điều 127 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về dẫn giải có thể áp dụng đối với:

  • Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
  • Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
  • Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Tóm lại, khi có giấy triệu tập của công an, người bị triệu tập phải có nghĩa vụ có mặt. Trường hợp không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan sẽ bị dẫn giải.

Giấy triệu tập của cơ quan công an

Giấy triệu tập của cơ quan công an

Có thể mời luật sư khi công an triệu tập tình nghi không?

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố là người được người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố nhờ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

Căn cứ khoản 2 Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có thể là: luật sư; bào chữa viên nhân dân; người đại diện; trợ giúp viên pháp lý.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 57 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về quyền của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố thì người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình

Như vậy, khi bị Công an triệu tập tình nghi, người bị triệu tập có thể nhờ luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thủ tục nhờ luật sư bảo vệ trong vụ án hình sự

Đối với người bị tố giác, kiến nghị khởi tố

Thủ tục nhờ luật sư bảo vệ trong vụ án hình sự đối với người bị tố giác, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 và Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA ban hành ngày 10/10/2019 của Bộ Công an. Cụ thể:

Bước 1. Xuất trình giấy tờ theo quy định

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm bản sao có chứng thực
  • Giấy nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

  • Trực ban hình sự của Cơ quan điều tra hoặc trực ban hình sự của từng đơn vị điều tra, trực ban các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Đối với Cơ quan điều tra tổ chức trực ban hình sự chung thì cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận vào sổ trực ban hình sự, chuyển ngay cho đơn vị thụ lý vụ việc, vụ án để đóng dấu văn bản đến và giao ngay cho Điều tra viên được phân công giải quyết vụ án, vụ việc.
  • Đối với đơn vị điều tra tổ chức trực ban hình sự riêng, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cán bộ trực ban hình sự có trách nhiệm đóng dấu văn bản đến, ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm nhận và chuyển ngay cho Điều tra viên, Cán bộ điều tra được phân công giải quyết vụ án, vụ việc.

Bước 3. Xử lý hồ sơ

  • Hồ sơ bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2019/TT-BCA thì trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận, Điều tra viên, Cán bộ điều tra có trách nhiệm trình Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra (khi được Thủ trưởng phân công hoặc ủy quyền), Cấp trưởng, Cấp phó cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ký Thông báo về việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và vào sổ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Hồ sơ đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chưa bảo đảm thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra thông báo cho người đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp biết để bổ sung hồ sơ.
  • Trường hợp có căn cứ từ chối việc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, cơ quan đang thụ lý vụ án, vụ việc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối cho người bảo vệ quy

Như vậy, Thủ tục nhờ luật sư bào chữa bảo vệ trong vụ án hình sự đối với người bị tố giác, kiến nghị khởi tố được thực hiện  theo trình tự nêu trên.

Luật sư bào chữa bảo vệ trong vụ án hình sự

Luật sư bảo vệ trong vụ án hình sự

Đối với bị can bị tạm giam

Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người bào chữa phải đăng ký bào chữa. Thủ tục đăng ký bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 78 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 cụ thể như sau:

Bước 1. Xuất trình giấy tờ theo quy định

  • Luật sư xuất trình Thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực
  • Giấy yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc của người đại diện, người thân thích của người bị buộc tội;

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kiểm tra giấy tờ và thấy không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì vào sổ đăng ký bào chữa, gửi ngay văn bản thông báo người bào chữa cho người đăng ký bào chữa, cơ sở giam giữ và lưu giấy tờ liên quan đến việc đăng ký bào chữa vào hồ sơ vụ án;
  • Nếu xét thấy không đủ điều kiện thì từ chối việc đăng ký bào chữa và phải nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 3. Thực hiện đăng ký bào chữa

Như vậy, thủ tục nhờ luật sư bào chữa trong vụ án hình sự đối với bị can bị tạm giam được thực hiện theo thủ tục nêu trên.

Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự

Với dịch vụ Luật sư bào chữa trong vụ án hình sự, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau đây:

  • Giúp khách hàng phân tích, đánh giá tình huống, đánh giá tài liệu, chứng cứ và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, thực hiện các quyền yêu cầu trong giai đoạn điều tra, truy tố giúp cho vụ án được giải quyết một cách khách quan, toàn diện, không làm oan sai, ảnh hưởng đến người vô tội
  • Tư vấn giảm hoặc loại bỏ trách nhiệm hình sự, bảo vệ tối đa quyền lợi của bị can, bị cáo
  • Soạn thảo đơn từ: kháng cáo hình sự, đề nghị giảm nhẹ hình phạt, chuyển khung hình phạt, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Luật sư làm việc với người thân của thân chủ về việc thay đổi biện pháp giam giữ, bảo lĩnh, những tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
  • Kịp thời khiếu nại, kiến nghị khi phát hiện những vi phạm, sai trái, bất lợi đối với thân chủ trong thời gian tạm giam

Như vậy, khi bị công an triệu tập tình nghi, người bị triệu tập có thể nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, luật sư bào chữa phải đăng ký bào chữa. Bài viết trên đây, Luật L24H đã cung cấp các thông tin liên quan. Nếu quý khách vẫn còn thắc mắc cần Luật sư Hình sự tư vấn, vui lòng liên hệ qua 1900.633.716 để được hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.9 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716