Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái theo quy định mới nhất 2024

Chia tài sản khi ly hôn là điều rất phức tạp khi hôn nhân tan vỡ, đặc biệt là chia tài sản cho con cái. Do đó, Luật L24H xin cung cấp những vấn đề pháp lý liên quan đến luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái cũng như cung cấp dịch vụ ly hôn nhanh chóng, hiệu quả dưới bài viết sau đây:

Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái

Luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái.

Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng

Căn cứ Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì nguyên tắc chia tài sản vợ chồng được quy định như sau:

  • Nếu chế độ tài sản theo luật định thì giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận thì theo yêu cầu của các bên, Tòa án giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
  • Nếu chế độ tài sản theo thỏa thuận thì giải quyết tài sản theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 để giải quyết.
  • Tài sản chung được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh gia đình, công sức đóng góp, bảo vệ lợi ích chính đáng mỗi bên để có điều kiện tiếp tục lao động và lỗi của mỗi bên.
  • Tài sản chung chia bằng hiện vật, nếu không thì chia theo giá trị.
  • Tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

>>>Tham khảo bài viết sau: Nguyên Tắc Chia Tài Sản Chung Vợ Chồng Khi Ly Hôn Mới Nhất Năm 2024

Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn

Đảm bảo tuân thủ nguyên tắc chia tài sản sau ly hôn.

Quy định của pháp luật về chia tài sản khi ly hôn cho con cái

Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu thì Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định, tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý.

Cơ sở pháp lý: Điều 7 của Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Khi cha mẹ ly hôn về nguyên tắc phân chia tài sản chỉ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Việc con có được chia tài sản hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của cha mẹ. Cha mẹ có thể thỏa thuận thống nhất cho con hưởng một phần tài sản. Nếu xác định là tài sản chung của gia đình thì sẽ được chia phù hợp với công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển tài sản. Chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái. Cụ thể:

  • Trường hợp 1: Bố mẹ thỏa thuận về việc để lại tài sản cho con

Trường hợp cả hai cùng thỏa thuận thống nhất chia tài sản của mình cho con cái sau ly hôn thì con cái có quyền được hưởng tài sản. Trường hợp không thể thỏa thuận hay có tranh chấp thì Tòa án sẽ chia dựa trên tình hình thực tế và quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình.

Cơ sở pháp lý: Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.

  • Trường hợp 2: Con cái là đồng sở hữu chung tài sản với bố mẹ

Trong trường hợp tài sản chung của hộ gia đình và con có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm xác lập quyền đối với tài sản đó. Khi vợ chồng ly hôn và tiến hành việc chia tài sản chung, trong đó có tài sản của hộ gia đình thì con cũng được chia phần tài sản tương ứng với phần quyền của con trong khối tài sản đó.

Nếu tài sản có ghi nhận công sức của con cái trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con đối với tài sản đó.

Khi mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế chung. Việc con cái và cha mẹ cùng mua hoặc được nhận tặng cho, thừa kế tài sản chung thì con cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ như cha mẹ đối với tài sản đó. Vì vậy, khi bố mẹ ly hôn thì con cái vẫn sẽ được phân chia tài sản đó.

Tài sản thuộc sở hữu của con sẽ vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của con, không chia khi bố mẹ ly hôn.

Cơ sở pháp lý: Điều 212, Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015.

Tư vấn giải quyết tranh chấp khi chia tài sản sau ly hôn cho con cái

Tư vấn giải quyết tranh chấp khi chia tài sản sau ly hôn cho con cái tại Luật L24H.

Tư vấn giải quyết tranh chấp khi chia tài sản sau ly hôn cho con cái

Luật sư chuyên tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn hồ sơ, quy trình và thủ tục ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương.
  • Tư vấn và giải đáp quy định pháp luật về chia tài sản sau ly hôn.
  • Tư vấn tư vấn việc phân chia tài sản chung cho con cái khi ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo văn bản, giấy tờ liên quan khi tiến hành ly hôn.

Một số câu hỏi về luật chia tài sản khi ly hôn cho con cái

Con trên 18 tuổi có được chia tài sản khi ba mẹ ly hôn không?

Pháp Luật Hôn nhân và gia đình không quy định cha mẹ khi ly hôn phải chia tài sản cho con cái. Việc chia tài sản hay không chia tài sản cho con hoàn toàn thuộc quyền quyết định của cha, mẹ. Vì vậy, để chia tài sản cho con thì cha, mẹ có thể thỏa thuận về việc chia tài sản cho con.

>>Tham khảo bài viết sau: Khi vợ chồng ly hôn con có được chia tài sản không?

Con có được có tài sản riêng không?

  • Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con cũng là tài sản riêng của con.
  • Con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
  • Con đã thành niên có nghĩa vụ đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình theo quy định.

Cơ sở pháp lý: Điều 75 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 .

Con cái được chia tài sản khi nào?

  • Nếu bố mẹ có thỏa thuận sẽ cho toàn bộ hoặc một phần tài sản cho con. Con có quyền được nhận tài sản dựa trên hợp đồng tặng cho tài sản được xác lập. Việc tặng cho tài sản này phải lập thành hợp đồng tặng cho có công chứng chứng thực theo quy định pháp luật. Khi đó con sẽ có quyền sở hữu phần tài sản được tặng cho đó.
  • Tài sản yêu cầu chia là tài sản chung của gia đình. Xét đến có sự đóng góp của con vào quá trình hình thành, duy trì, phát triển tài sản. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, con có tên trong sổ hộ khẩu thì sẽ có quyền sở hữu ngang với bố mẹ. Khi bố mẹ ly hôn thì con sẽ được xem xét giải quyết để chia tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 219 Bộ Luật Dân sự 2015.

Sau khi ly hôn vợ chồng đều phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con cái của họ. Theo đó việc chia tài sản của vợ chồng trong trường hợp này sẽ được xem xét đảm bảo quyền lợi các bên và vừa đảm bảo lợi ích tốt cho con cái. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, xin vui lòng liên hệ luật sư hôn nhân gia đình qua số điện thoại tổng đài 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất.

Một số bài viết liênn quan chia tài sản vợ chồng ly hôn có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.59 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716