Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn được nhiều người quan tâm khi mà vợ chồng có tranh chấp tài sản. Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng dù đã được quy định trong luật hôn nhân và gia đình hiện hành nhưng vẫn rất khó phân định trong thực tế. Bài viết sau sẽ hướng dẫn quý độc giả chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn, đồng thời hướng dẫn quy trình giải quyết tranh chấp.

Chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng là gì?

Tài sản chung của vợ chồng được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân & gia đình 2014:

  • Tài sản vợ chồng tạo ra trong lao động, hoạt động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
  • Quyền sử dụng đất của vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân trừ trường hợp được thừa kế hay tặng cho riêng
  • Tài sản chung của vợ chồng không phải phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác, hay là tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Tài sản riêng của vợ chồng được quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân & gia đình 2014:

  • Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân
  • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
  • Tài sản mà không phải là tài sản chung được quy định tại Điều 33 của Luật này

Phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn

Tài sản đứng tên chồng ly hôn có được chia đều

Tài sản đứng tên chồng ly hôn có được chia đều

Theo thỏa thuận

Phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân, nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân & gia đình 2014:

  • Nếu các bên thỏa thuận được thì sẽ giải quyết theo thỏa thuận
  • Nếu không thỏa thuận được thì sẽ được giải quyết theocác khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân & gia đình

Các nguyên tắc cơ bản của khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và Điều 60, 61, 62, 63, 64 hiện nay như sau:

  • Tài sản chung được chia đôi nhưng phải xét các yếu tố như là: công sức đóng góp của vợ, chồng kể cả khi vợ, chồng lao động trong gia đình; hoàn cảnh của vợ chồng; bảo vệ lợi ích chính đáng trong sản xuất kinh doanh của các bên; lỗi trong việc các bên vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
  • Tài sản của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì được chia bằng giá trị và nếu nhận được hiện vật lớn hơn bên kia thì phải hoàn trả phần chênh lệch
  • Tài sản riêng của vợ, chồng thì sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó trừ trường hợp tài sản riêng đã hợp vào tài sản chung
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi sống mình
  • Đối với trường hợp tài sản có ảnh hưởng tới người thứ ba thì giải quyết theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì quyền và nghĩa vụ đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực khi ly hôn
  • Trường hợp tài sản của vợ chồng có chung với khối tài sản chung của gia đình mà không xác định được thì vợ hoặc chồng được một phần tài sản tùy theo công sức đóng góp vào khối tài sản chung đó. Việc chia phần tài sản thì phụ thuộc vào sự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết

Theo Luật định

Phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn phụ thuộc vào chế độ tài sản của vợ chồng trong hôn nhân, nếu chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật Hôn nhân & gia đình 2014:

  • Nếu các bên thỏa thuận được thì sẽ giải quyết theo thỏa thuận
  • Nếu không thỏa thuận được thì sẽ được giải quyết theocác khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân & gia đình

Các nguyên tắc cơ bản theo khoản 2, 3, 4, 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật hôn nhân & gia đình 2014 đã được nêu ở trên.

Cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 43 Luật hôn nhân & gia đình 2014, cách chứng minh tài sản riêng của vợ chồng khi ly hôn đó là:

  • Về thời điểm xác lập tài sản: đó chính là thời điểm trước khi kết hôn. Ví dụ: các hóa đơn chứng từ, hợp đồng mua bán, giấy chứng nhận quyền sở hữu… được xác lập trước thời kỳ hôn nhân; còn đối với tài sản được thừa kế hay tặng cho thì cần phải có các văn bản thừa kế hợp pháp như là di chúc, hợp đồng tặng cho và giấy tờ chứng minh việc tặng cho.
  • Về nguồn gốc tài sản: cần phải chứng minh tài sản này có nguồn gốc ở đâu, có phải là của ông bà tổ tiên để lại hay bố mẹ, người thân tặng cho riêng, hoặc là được nhận thừa kế hay không? Còn nếu tài sản đó được mua thì tiền mua tài sản đó là tài sản chung hay tài sản riêng và các giấy tờ chứng minh đó là tài sản riêng của vợ, chồng?

>>> Xem thêm: Phân biệt tài sản riêng, tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Thủ tục ly hôn giải quyết tranh chấp tài sản chung của vợ chồng

 Hồ sơ ly hôn

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tài sản của vợ chồng được quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2019) bao gồm:

Đơn xin ly hôn

Đơn xin ly hôn

  • Đơn khởi kiện yêu cầu ly hôn và chia tài sản chung: theo mẫu đơn số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP
  • Giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân
  • Các giấy tờ chứng minh tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hóa đơn chứng từ, hợp đồng mua bán, di chúc thừa kế,… chứng minh tài sản là tài sản riêng

>>>Tham khảo mẫu đơn xin ly hôn tại: Mẫu đơn xin ly hôn

Trình tự thủ tục ly hôn

Sau khi hoàn thành hồ sơ, hãy nộp lên tòa án nhân dân có thẩm quyền tranh chấp theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự (hiện hành). Sau 3 ngày xem xét đơn, tòa sẽ ra quyết định, và nếu tòa án ra quyết định thụ lý vụ án thì sẽ giải quyết theo các thủ tục: hòa giải, chuẩn bị xét xử, xét xử sơ thẩm,…

>>> Tham khảo thêm: Thủ tục ly hôn

Luật sư tư vấn về tranh chấp tài sản khi ly hôn của vợ chồng

  • Tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn
  • Soạn thảo đơn từ, chuẩn bị hồ sơ ly hôn có tranh chấp tài sản
  • Thu thập chứng cứ chứng minh tài sản riêng của vợ, chồng
  • Tham gia phiên tòa với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
  • Làm việc với các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp tài sản riêng của vợ, chồng

>>> Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn ly hôn miễn phí

Khi ly hôn, ngoài việc nuôi con, nếu không có văn bản thỏa thuận, các bên dễ xảy ra tranh chấp, không thoả thuận được về vấn đề tài sản chung, tài sản riêng. Vì vậy, nếu có tranh chấp phát sinh, hoặc muốn tìm hiểu quyền và nghĩa vụ về tài sản hậu ly hôn thì hãy tìm kiếm sự hỗ trợ pháp lý của Đội ngũ Luật sư hôn nhân & gia đình của Luật L24H thông qua số hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.5 (10 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716