Ký kết hợp đồng lao động không đúng loại hợp đồng lao động phạt như thế nào

Ký kết hợp đồng lao động không đúng loại hợp đồng lao động có bị phạt hay không là một vấn đề được nhiều người quan tâm khi tham gia ký kết hợp đồng lao động. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà người sử dụng lao động sẽ lựa chọn loại hợp đồng để giao kết với người lao động khi họ bắt đầu làm việc tại công ty theo quy định. Bài viết này sẽ phân tích rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề trên theo Luật Lao động hiện hành.

Quy định về ký kết hợp đồng lao động

Quy định về ký kết hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là gì?

Theo Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

Phân loại hợp đồng lao động

Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ Bộ luật Lao động 2019, có 02 loại hợp đồng lao động sau là :

  • Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
  • Hợp đồng lao động xác định thời hạn

>>> Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng lao động không thời hạn

Hợp đồng xác định thời hạn

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu

lực của hợp đồng. Khi hết hạn, người lao động và người sử dụng lao động chỉ được giao kết thêm một hợp đồng xác định thời hạn nữa. Sau đó, nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với:

  • Người được làm thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước;
  • Người lao động cao tuổi;
  • Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
  • Người lao động là thành viên Ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Hợp đồng không xác định thời hạn

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

Khi đó, các chủ thể có thể thực hiện công việc lâu dài, ổn định.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn có hiệu lực kể từ ngày các bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giúp xác định thời điểm phát sinh, ràng buộc các quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Bộ luật Lao động 2019.

>>> Tham khảo thêm về: Điều kiện để ký hợp đồng thử việc 30 ngày

Có bắt buộc phải ký kết hợp đồng với người lao động không

Không ký hợp đồng lao động được không

Không ký hợp đồng lao động được không

Theo Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:

“Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động

  1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

  1. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty phải thực hiện giao kết hợp đồng bằng văn bản đối với những hợp đồng có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.

Mức xử phạt hành vi ký kết không đúng loại hợp đồng lao động

Mức xử phạt khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động không đúng loại hợp đồng lao động được quy định tại Điều 9 khoản 1 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:

“Điều 9. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động

  1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người lao động làm công việc có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên; giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người được ủy quyền giao kết hợp đồng cho nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng quy định tại khoản 2 Điều 18 của Bộ luật Lao động; giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động; giao kết hợp đồng lao động không đầy đủ các nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
  2. a) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
  3. b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
  4. c) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
  5. d) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

đ) Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

[…]
  1. Biện pháp khắc phục hậu quả

  1. c) Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này;
  2. d) Buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

đ) Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.”

Theo đó, tùy vào số lượng người lao động bị vi phạm công ty sẽ có mức xử phạt tương ứng và buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi giao kết không đúng loại hợp đồng lao động với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 6; khoản 1, 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2017 do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Luật sư tư vấn về hợp đồng lao động

Tư vấn ký kết hợp đồng lao động

Tư vấn ký kết hợp đồng lao động

  • Tư vấn về các loại hợp đồng lao động mà người lao động có thể ký theo quy định của pháp luật
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người lao động theo từng loại hợp đồng
  • Hỗ trợ soạn thảo nội dung hợp đồng lao động đúng luật
  • Hướng dẫn xử lý khi phát hiện người sử dụng lao động có hành vi ký kết hợp đồng lao động không đúng loại

>>> Tham khảo thêm về dịch vụ pháp lý Luật L24H cung cấp cho Doanh nghiệp: Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động nội bộ doanh nghiệp

Như vậy, khi người sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động không đúng loại theo quy định của pháp luật thì có thể bị phạt tiền và bị buộc khắc phục hậu quả nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể hiểu rõ hơn quy định về các loại hợp đồng lao động. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về bài viết trên cần luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng, tư vấn luật lao động vui lòng liên hệ ngay với Văn phòng Luật L24H qua hotline: 1900.633.716 để được tư vấn hỗ trợ trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.7 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716