Quy định về ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài

Ký hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài là văn bản thỏa thuận giữa người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động về việc làm việc có trả lương, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin quy định pháp luật về hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài.

Ký kết đồng lao động với người lao động nước ngoài

Ký kết đồng lao động với người lao động nước ngoài

Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo quy định tại khoản 1 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;
  • Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động 2019.

>>> Tham khảo thêm trường hợp: Ký hợp đồng lao động làm việc từ xa với người nước ngoài

Quy định về hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài

Nội dung hợp đồng lao động

Nội dung hợp đồng lao động với người nước ngoài

Nội dung hợp đồng lao động với người nước ngoài

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là đối tượng điều chỉnh của Bộ luật Lao động 2019. Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Theo đó, nội dung của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được áp dụng như đối với người lao động Việt Nam. Do đó, khi công ty bạn muốn ký hợp đồng lao động với người nước ngoài thì bạn cần phải đảm bảo được các nội dung theo quy định trên.

Thời hạn của hợp đồng lao động

Theo quy định tại khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019, thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Bên cạnh đó, thời hạn của giấy phép lao động theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Lao động 2019 tối đa là 02 năm.

>>> Tham khảo thêm: Người lao động nước ngoài nghỉ việc có cần trả lại thẻ tạm trú

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài

Chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài

Chấm dứt hợp đồng lao động với người nước ngoài

Bộ luật Lao động 2019 chưa có quy định riêng về các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài, do đó các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định tại Điều 34 sẽ được áp dụng, có 13 trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động gồm có:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này.
  • Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
  • Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

>>> Tham khảo thêm: Người lao động nước ngoài thử việc có cần xin giấy phép lao không

Tư vấn hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài

  • Tư vấn những vấn đề pháp lý về hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài;
  • Soạn thảo hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài trên cơ sở những thông tin mà khách hàng cung cấp;
  • Thay mặt làm việc tại các cơ quan nhà nước để hoàn thiện các thủ tục có liên quan;
  • Đại diện theo uỷ quyền tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài.

Hợp đồng lao động là công cụ để người sử dụng lao động quản lý người lao động. Các quy định về ký kết hợp đồng lao động với người lao động nước ngoài đã được trình bày trong bài viết ở phía trên. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư soạn thảo hợp đồng, tư vấn đàm phán giao kết hợp đồng của Luật L24H, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ, tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716