Hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa bị phạt bao nhiêu tiền và liệu còn hình thức xử lý nào khác đối với hành vi này hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hành vi gây rối làm mấy an ninh trật tự tại phiên tòa là như thế nào? Thẩm phán chủ tọa có được xử phạt hay không? Và những chế tài xử phạt đối với hành vi ra sao? Sẽ được luật sư của L24H giải đáp chi tiết.

Mức phạt tiền với hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa

Mức phạt tiền với hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa

Thế nào là hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa?

Hành vi gây mất trật tự tại Tòa làm cản trở hoạt động tố tụng của các cơ quan nhà nước được biểu hiện qua rất nhiều hành vi khác nhau, tùy thuộc vào mức độ hành vi mà người phạm tội có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ tại khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 thì hành vi cản trở hoạt động tố tụng bị xử phạt vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, cản trở hoạt động giải quyết vụ án, vụ việc của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính mà không phải là tội phạm và theo quy định của Pháp lệnh này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Mức phạt tiền đối với hành vi gây rối tại phiên tòa.

Hình thức xử phạt chính

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 thì hình thức xử phạt chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng gồm: cảnh cáo và phạt tiền. Tùy vào hành vi và mức độ thực hiện mà sẽ có mức phạt tiền khác nhau. Đơn cử:

  • Phạt tiền từ 100.000 đến 500.000 đồng đối với mỗi hành vi như: Sử dụng điện thoại, tạo các tạp âm hoặc thực hiện các hành vi khác gây mất trật tự tại phiên tòa; để thiết bị điện tử ở trạng thái tắt camera hoặc tắt âm thanh micro mặc dù được chủ tọa phiên tòa nhắc nhở; hút thuốc, ăn uống trong phòng xử án;..
  • Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với mỗi hành vi: Gây rối tại phòng xử án; không chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa mặc dù đã được nhắc nhở; có thái độ không tôn trọng Hội đồng xét xử;…
  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Lôi kéo, xúi giục, kích động người khác gây mất trật tự, gây rối tại phòng xử án; …
  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;..
  • Ngoài ra, căn cứ vào Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì hành vi gây mất trật tự phiên tòa còn có thể bị phạt từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15

Xử phạt bổ sung

Ngoài hình thức xử phạt chính, người có hành vi gây rối làm mất trật tự an ninh tại phiên tòa còn có thể phải chịu một số hình phạt bổ sung: tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15

Người có thẩm quyền xử lý hành vi làm mất an ninh trật tự tại phiên tòa.

Thẩm quyền xử lý hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa

Thẩm quyền xử lý hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa

Căn cứ quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 thì người có thẩm quyền xử phạt về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân bao gồm:

  • Kể từ khi được phân công, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ có quyền xử phạt;
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực:
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao;
  • Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

Khi nào việc gây mất trật tự phiên tòa bị truy cứu hình sự.

Theo Điều 391 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi gây rối trật tự tại phiên tòa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu người phạm tội thực hiện những hành vi như:

  • Thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp
  • Có hành vi đập phá tài sản (trừ trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017)

Người phạm tội sẽ phải chịu khung hình phạt cao hơn nếu hành vi gây rối là: Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, hoặc việc gây rối dẫn đến phải dừng phiên tòa.

Luật sư bào chữa cho thân chủ phạm tội gây rối trật tự phiên tòa.

Luật sư bào chữa cho tội phạm gây rối trật tự tại phiên tòa

Luật sư bào chữa cho tội phạm gây rối trật tự tại phiên tòa

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan các quy trình, thủ tục tố tụng, thời gian, quá trình điều tra, thủ tục xét xử vụ án hình sự;
  • Nghiên cứu các quy định pháp luật, đánh giá tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật mà thân chủ bị cáo buộc;
  • Đưa ra định hướng, lên phương án tốt nhất để bào chữa cho thân chủ;
  • Thu thập tài liệu, chứng cứ, nghiên cứu các căn cứ pháp lý để giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ;
  • Trực tiếp làm việc với cơ quan tố tụng, tham gia tranh luận, bào chữa cho thân chủ tại phiên tòa hình sự;
  • Soạn thảo các đơn từ, giấy tờ cần thiết gửi đến cơ quan có thẩm quyền nhằm bảo vệ lợi ích tối đa cho thân chủ.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa

Hành vi gây mất trật tự tại phiên tòa có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, trong trường hợp đã thực hiện hành vi này thì người phạm tội cần nhanh chóng liên hệ những luật sư chuyên môn để được hướng dẫn cách thức xử lý, cũng như cách thức bảo vệ quyền lợi của mình, giảm thiểu mức hình phạt. Để trực tiếp kết nối với luật sư hình sự và được giải đáp kịp thời những thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900633716. Để được hỗ trợ sớm nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,841 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716