Gửi hàng qua bưu điện mà bị thất lạc được bồi thường như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm khi mà hiện nay, hoạt động chuyển phát nhanh hàng hóa từ nơi này đến nơi khác diễn ra sôi nổi. Vấn đề này được pháp luật quy định cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách hàng quy định pháp luật về việc bồi thường thiệt hại khi gửi hàng qua bưu điện mà bị làm mất.
Gửi hàng qua bưu điện mà bị thất lạc được bồi thường như thế nào
Gửi hàng qua bưu điện bị thất lạc có được bồi thường không?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Bưu chính (sau đây gọi là Nghị định 47/2011/NĐ-CP), bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ.
Như vậy, nếu gửi hàng qua bưu điện bị thất lạc thì người gửi hàng sẽ được bồi thường.
Quy định về việc bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị thất lạc hàng của người gửi.
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, nguyên tắc bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị thất lạc như sau:
- Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không đảm bảo chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
- Bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp quy định không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ.
- Không bồi thường thiệt hại đối với trường hợp dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi hoặc trường hợp người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.
Việc bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị thất lạc được thực hiện theo các nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể do pháp luật quy định.
Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Thứ nhất, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu được quy định như sau:
- Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;
- Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
- Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
Thứ hai, trường hợp vi phạm hợp đồng đã giao kết do không đảm bảo thời gian toàn trình đã công bố và người sử dụng dịch vụ bưu chính có chứng từ chứng minh việc không đảm bảo thời gian toàn trình đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
Thứ ba, việc bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ Văn kiện có Liên minh Bưu chính Thế giới do doanh nghiệp được chỉ định cung ứng phải tuân theo các quy định về bồi thường trong Văn kiện của Liên minh bưu chính Thế giới.
Như vậy, khi bồi thường thiệt hại do làm thất lạc bưu gửi của khách hàng, mức bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp không được thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại nêu trên.
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
Căn cứ Điều 26 Nghị định 47/2011/NĐ-CP, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại được quy định như sau:
- Thời hạn bồi thường thiệt hại không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
- Quá thời hạn bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 1 Điều này thì bên phải bồi thường thiệt hại còn phải trả tiền lãi chậm thanh toán theo quy định của pháp luật.
Như vậy, khi gửi hàng qua bưu điện mà bưu gửi bị thất lạc, việc bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện không quá 30 ngày kể từ ngày các bên lập văn bản xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và phải trả lãi chậm thanh toán nếu quá thời hạn này mà chưa thực hiện bồi thường.
Thời hạn bồi thường tuân theo luật định
Cách giải quyết khi tìm lại được bưu gửi bị thất lạc
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 47/2011/NĐ-CP có quy định về cách giải quyết khi tìm lại được bưu gửi bị thất lạc như sau:
- Trường hợp tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị coi là đã mất và đã được bồi thường thiệt hại theo quy định, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm thông báo cho người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại.
- Người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.
- Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương ứng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
- Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
Như vậy, sau khi đã được bồi thường mà doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị thất lạc thì cách giải quyết được thực hiện như trên.
Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại khi gửi hàng qua bưu điện bị thất lạc
Một số lĩnh vực luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại khi gửi hàng qua bưu điện bị thất lạc:
- Tư vấn nguyên tắc bồi thường thiệt hại
- Tư vấn xác định mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp cụ thể
- Tư vấn xác định mức bồi thường thiệt hại khi gửi hàng qua bưu điện bị thất lạc
- Tư vấn thời hạn thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
- Tư vấn cách giải quyết khi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính tìm lại được hàng sau khi người gửi đã nhận bồi thường thiệt hại
- Tư vấn tranh chấp khi gửi hàng qua bưu điện bị thất lạc
- Luật sư tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi có tranh chấp
Luật sư tư vấn bồi thường thiệt hại khi bưu gửi bị thất lạc
Như vậy, gửi hàng qua bưu điện mà bị thất lạc thì về nguyên tắc sẽ được bồi thường thiệt hại. Việc bồi thường phải tuân theo quy định pháp luật về nguyên tắc bồi thường, mức giới hạn trách nhiệm bồi thường, thời hạn bồi thường. Bài viết này, Luật L24H cũng thông tin cho Quý khách hàng cách giải quyết khi tìm lại được bưu gửi bị thất lạc. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc, vui lòng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến chúng tôi qua số điện thoại tổng đài: 1900633716 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí.