Doanh nghiệp tư nhân là gì? Khái niệm, đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Muốn thành lập và hoạt động doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam một cách có hiệu quả chúng ta cần phải hiểu được Doanh nghiệp tư nhân là gì và phải nắm được đặc điểm cũng như những ưu điểm và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này. Sau đây, Luật L24H chúng tôi sẽ thông tin đến bạn những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp tư nhân được quy định tại điều Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020.

doanh nghiệp tư nhân

Quy định doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp tư nhân được Luật Doanh nghiệp (LDN) 2020 quy định như sau:

  • Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
  • Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Cơ sở pháp lý: Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Đặc điểm doanh nghiệp tư nhân

Do một cá nhân làm chủ sở hữu

Vốn của doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân duy nhất góp vốn tạo thành và cũng là cá nhân đó làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình trong các hoạt động của công ty. Không như các doanh nghiệp khác, vốn của doanh nghiệp do nhiều cá nhân, tổ chức góp thành.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020

Không có tư cách pháp nhân

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Trái với những doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, đồng nghĩa với việc không có sự độc lập về tài sản với chủ doanh nghiệp tư nhân, mọi vấn đề đều do chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng chính tài sản của mình.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm vô hạn từ mọi hoạt động của doanh nghiệp

Không như các doanh nghiệp khác, chịu trách nhiệm được giới hạn trong vốn mà doanh nghiệp đã đăng ký.

Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020 có quy định chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Cụm từ “toàn bộ tài sản” ở đây ta có thể hiểu: đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm không chỉ giới hạn ở vốn mà chủ doanh nghiệp đã góp vào doanh nghiệp mà còn chịu trách nhiệm bằng những tài sản không góp vào vốn của doanh nghiệp trong trường hợp vốn đầu tư đã đăng ký không đủ.

Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự huy động vốn. Nhưng quy chế định này đã làm hạn chế đi quyền huy động vốn để mở rộng quy mô của doanh nghiệp tư nhân cũng như ngăn cản các nhà đầu tư vào doanh nghiệp. Điều này có nghĩa, doanh nghiệp tư nhân muốn mở rộng quy mô thì chủ doanh nghiệp phải tự bỏ thêm vốn vào doanh nghiệp hay đi vay tài chính.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020.

>>> Xem thêm: Chủ doanh nghiệp tư nhân có được thành lập công ty TNHH không?

Ưu và nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân:

  • Xuất phát từ việc doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ sở hữu nên chủ doanh nghiệp tư nhân tự mình quyết định mọi hoạt động của doanh nghiệp mà không phải thông qua bất kỳ ai.
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của công ty sẽ tạo niềm tin lớn cho Khách hàng cũng như các đối tác của mình.

Nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:

  • Xuất phát từ việc không được phát hành chứng khoán nên khó khăn trong việc huy động vốn
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn mang đến rủi ro cao.
  • Doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Luật sư tư vấn về doanh nghiệp tư nhân

Luật sư tư vấn pháp lý về doanh nghiệp tư nhân

Luật sư tư vấn pháp lý về doanh nghiệp tư nhân

>>> Tham khảo thêm về: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói giá rẻ

Trên đây là nội dung Luật L24H thông tin đến bạn đọc về những kiến thức pháp lý cơ bản của doanh nghiệp tư nhân. Nếu trong quá trình tìm hiểu, quý khách có vấn đề pháp lý còn thắc mắc về thủ tục thành lập doanh nghiệp cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp tư vấn vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn miễn phí, kịp thời, nhanh chóng và hiệu quả. Xin cảm ơn!

Scores: 4.5 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716