Chủ thể của tội phạm hình sự là gì? Quy định về chủ thể luật hình sự

Chủ thể của tội phạm hình sự là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm. Một chủ thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm như: khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý bạn đọc những thông tin pháp lý về tội phạm, chủ thể của tội phạm.

Chủ thể của tội phạm hình sự

Chủ thể của tội phạm hình sự

Thế nào là chủ thể của tội phạm?

Chủ thể của tội phạm là cá nhân có khả năng nhận thức, điều chỉnh hay hành vi (hay nói cách khác là có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự) và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Phân loại chủ thể của tội phạm

Chủ thể thường

Chủ thể thường: Cá nhân có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Chủ thể đặc biệt

  • Chủ thể đặc biệt là người mà ngoài các dấu hiệu bắt buộc chung thì còn có các dấu hiệu riêng bổ sung. Ví dụ như: chủ thể có chức vụ, quyền hạn; chủ thể chưa thành niên; chủ thể mất năng lực hành vi dân sự; …
  • Chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại. Pháp nhân thương mại được coi là chủ thể của tội phạm khi có đủ các điều kiện sau:
  • Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại
  • Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại
  • Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

(Khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Yếu tố cấu thành tội phạm khác

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Khách thể

Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ.

  • Khách thể chung là tổng hợp các quan hệ xã hội quan trọng nhất, cơ bản nhất cần được bảo vệ bằng luật hình sự. Khách thể chung được quy định ngay trong khái niệm của tội phạm theo phương thức liệt kê các quan hệ xã hội như: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ chính trị, …
  • Khách thể loại của tội phạm là nhóm quan hệ xã hội cùng tính chất có liên quan với nhau và bị một nhóm tội phạm xâm phạm. Khách thể loại của tội phạm được thể hiện trong Bộ luật hình sự chính là đầu đề của các chương quy định ở phần các tội phạm. Ví dụ: Các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; các tội xâm phạm quyền tự do dân chủ của công dân; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; …
  • Khách thể trực tiếp là quan hệ xã hội cụ thể bị một tội phạm cụ thể trực tiếp xâm phạm. Khách thể trực tiếp là chính là yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể quy định tại Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự. Thông thường, mỗi hành vi phạm tội xâm phạm đến một khách thể trực tiếp, nhưng cũng có trường hợp một hành vi phạm tội xâm phạm đến nhiều khách thể

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Mặt khách quan của tội phạm gồm:

  • Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội
  • Hậu quả do hành vi đó gây ra
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm và hậu quả
  • Thời gian, địa điểm, phương pháp, phương tiện và công cụ thực hiện tội phạm.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm gồm: lỗi, động cơ, mục đích, … Tuy nhiên, yếu tố quan trọng thường được sử dụng để định tội danh là lỗi.

  • Lỗi cố ý trực tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của bản thân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra.

(Khoản 1 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

  • Lỗi cố ý gián tiếp: người phạm tội nhận thức được hành vi của bản thân là hành vi nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả, không muong muốn hậu quả xảy ra nhưng vẫn có ý thức để cho hậu quả xảy ra.
  • (Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)
  • Lỗi vô ý do cẩu thả: người phạm tội không nhận thức được hành vi của bản thân có thể gây nguy hiểm cho xã hội, dù có thể lường trước hoặc thấy trước hậu quả xảy ra

(Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

  • Lỗi vô ý do quá tự tin: người phạm tội có thể nhận thức được hành vi của bản thân có thể gây nguy hiểm cho xã hội; có thể lường trước, thấy trước hậu quả nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể được ngăn ngừa.

(Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017)

Luật sư tư vấn về tội phạm hình sự

Dịch vụ tư vấn pháp luật

Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự

Bài viết trên của Luật L24H đã cung cấp một vài thông tin, quy định pháp lý về chủ thể của tội phạm. Việc nắm rõ các kiến thức luật thường gặp trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp bảo vệ được tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn pháp luật Hình sự, vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 hoặc email [email protected] để được đội ngũ luật sư hỗ trợ miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.8 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,789 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716