Cách tố cáo doanh nghiệp trốn thuế, hướng dẫn soạn, nộp đơn tố cáo

Cách tố cáo doanh nghiệp trốn thuế, hướng dẫn soạn, nộp đơn tố cáo sẽ được chúng tôi hướng dẫn cụ thể thông qua bài viết dưới đây. Trốn thuế là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến chính sách thuế của nhà nước. Mặc dù trên thực tế, nhiều người biết doanh nghiệp trốn thuế nhưng đa số im lặng vì không biết cách tố cáo hay quy trình để giải quyết hành vi này.

Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Quy định về xử lý doanh nghiệp trốn thuế

Xử lý hành chính

Căn cứ Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp trốn thuế bị xử phạt như sau:

  1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế
  • Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng; lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;
  • Sử dụng hóa đơn không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;
  • Sử dụng chứng từ không hợp pháp; sử dụng không hợp pháp chứng từ; sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn; lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;
  • Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế
  1. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
  2. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.
  3. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.
  4. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Bên cạnh đó, còn áp dụng biện pháp khắc phục như:

  • Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định
  • Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có)

Như vậy tùy thuộc vào hành vi trốn thuế cũng như tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ sẽ có mức phạt và biện pháp khắc phục khác nhau

>>>Xem thêm: Khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu để trốn thuế xử phạt xử phạt thế nào?

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại khoản 5 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 xử lý hình sự doanh nghiệp trốn thuế như sau:

  • Pháp nhân thương mại thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
    Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”

Trên đây là mức lý hình sự đối với tội trốn thuế của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào từng hành vi trốn thuế cụ thể thì có mức xử phạt và hình thức xử lý khác nhau.

>>>Xem thêm: Trốn thuế bao nhiêu thì bị khởi tố hình sự, khung hình phạt

Tố cáo doanh nghiệp trốn thuế như thế nào

Căn cứ khoản 3, 4, 5 Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP khi phát hiện doanh nghiệp có hành vi trốn thuế thì có thể tố cáo đến Chi cục trưởng Chi cục Thuế, Cục trưởng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế tùy thuộc vào phạm vi địa bàn của doanh nghiệp mà các cơ quan này quản lý

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khi phát hiện doanh nghiệp có hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì có thể tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết như cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Hướng dẫn soạn và cách nộp đơn tố cáo

Soạn thảo đơn tố cáo

Đơn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Kính gửi: ghi tên cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo
  2. Thông tin của bên tố cáo bao gồm: Họ và tên, ngày sinh, số căn cước công dân, địa chỉ thường trú, chỗ ở hiện tại
  3. Thông tin của bên bị tố cáo bao gồm: tên doanh nghiệp, mã số thuế (nếu có), địa chỉ trụ ở hoặc chi nhánh
  4. Trình bày sự việc: trình bày cụ thể sự việc mà mình muốn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền
  5. Tài liệu chứng cứ kèm theo (nếu có)
  6. Phần ký của người làm đơn: ký và ghi rõ họ và tên

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng mẫu đơn tố cáo thì có thể tải bên dưới:

Tải xuống: Mẫu đơn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Viết đơn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Viết đơn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo

Căn cứ khoản 3, 4, 5 Điều 32 Nghị định 125/2020/NĐ-CP Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo bao gồm:

  • Chi cục trưởng Chi cục Thuế
  • Cục trưởng Cục Thuế
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế

Tùy thuộc vào phạm vi địa bàn quản lý của cơ quan nào thì có quan đó sẽ tiếp nhận đơn tố cáo

Bên cạnh đó, nếu hành vi trốn thuế của doanh nghiệp có dấu hiệu tội phạm thì có thể nộp đơn tố giác đến một trong các cơ quan sau theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Quy trình giải quyết đơn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Quy trình giải quyết tố cáo hành vi trốn thuế của doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Tố cáo 2018, quy trình giải quyết đơn tố cáo được thực hiện như sau:

Bước 1: Thụ lý tố cáo

Căn cứ Điều 29 Luật Tố cáo 2018 và Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Điều kiện tố cáo bao gồm các điều kiện sau:

  • Tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Tố cáo 2018;
  • Người tố cáo có đủ năng lực hành vi dân sự; trường hợp không có đủ năng lực hành vi dân sự thì phải có người đại diện theo quy định của pháp luật;
  • Vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tố cáo;
  • Nội dung tố cáo có cơ sở để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

Theo quy định tại Điều 31 Luật Tố cáo 2018 và Điều 10 Nghị định 31/2019/NĐ-CP, người giải quyết tố cáo tự mình tiến hành xác minh hoặc thành lập Đoàn xác minh tố cáo hoặc Tổ xác minh tố cáo

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

Kết luận nội dung tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 35 Luật Tố cáo 2018, cụ thể như sau:

  • Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
  • Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ Điều 36 Luật Tố cáo 2018 và Điều 18 Nghị định 31/2019/NĐ-CP  kết luận nội dung tố cáo được xử lý như sau:

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

>>>Xem thêm: Hướng dẫn quy trình giải quyết tố cáo hành chính mới nhất 2024

Quy trình giải quyết đơn tố giác hành vi trốn thuế của doanh nghiệp

Bước 1: Tiếp nhận đơn tố giác

  • Sau khi tiếp nhận đơn tố giác, cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tiếp nhận đơn tố giác lập biên bản tiếp nhận và có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
  • Đối với Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền

Bước 2: Kiểm tra, xác minh

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Bước 3: Ra quyết định về việc giải quyết tố giác

Sau khi kiểm tra, xác minh vụ việc cơ quan điều tra, cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra ra một trong các quyết định sau:

  • Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

>>> Xem thêm: Khung hình phạt pháp nhân thương mại đối với tội trốn thuế

Luật sư tư vấn, hướng dẫn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế

Để thuận tiện trong quá trình nộp đơn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế, chúng tôi cung cấp đến Quý Khách hàng dịch vụ tư vấn, hướng dẫn tố cáo doanh nghiệp trốn thuế như sau:

  • Tư vấn cách tố cáo doanh nghiệp trốn thuế theo quy định của pháp luật
  • Tư vấn hướng dẫn cách viết đơn tố cáo
  • Tư vấn các nội dung cần phải có trong đơn tố cáo
  • Tư vấn vấn thủ tục nộp đơn tố cáo
  • Tư vấn cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo
  • Tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị tài liệu và các giấy tờ cần thiết để có đủ cơ sở nộp đơn
  • Tư vấn quy trình giải quyết đơn tố cáo
  • Tư vấn cách thức thu thập tài liệu, chứng cứ
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên quan

Hướng dẫn soạn đơn tố giác doanh nghiệp trốn thuế

Hướng dẫn soạn đơn tố giác doanh nghiệp trốn thuế

Khi phát hiện doanh nghiệp trốn thuế mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có quyền tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Bài viết này giúp quý khách hiểu rõ hơn về quy trình cũng như cách viết đơn tố cáo khi phát hiện một doanh nghiệp nào đó trốn thuế. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc xin liên hệ tới HOTLINE 1900.633.716 được luật sư hình sự hướng dẫn cụ thể.

Một số bài viết liên quan thuế trong doanh nghiệp có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.7 (22 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716