Bị người nước ngoài dụ dỗ lừa tiền trên facebook xử lý như thế nào?

Bị người nước ngoài dụ dỗ lừa tiền trên facebook. Người nước ngoài có hành vi  dụ dỗ và lừa tiền qua mạng trên Facebook  messenger là hành vi vi phạm quy định pháp luật. Sau đây Luật L24H sẽ cung cấp cho quý bản đọc thông tin cần thiết về vấn đề này.

Lừa đảo qua mạng facebook

Lừa đảo qua mạng facebook

Nhận biết thủ đoạn lừa đảo qua facebook

Để nhận biết thủ đoạn lừa đảo qua Facebook, cần chú ý đến các dấu hiệu sau khi cân nhắc có nên chấp nhận lời mời kết bạn hoặc trả lời tin nhắn không:

  • Nhận quà từ người nước ngoài làm quen qua mạng
  • Tự xưng là cơ quan chức năng gọi điện thông báo điều tra
  • Hack Facebook nhắn tin mượn tiền
  • Thông báo trúng thưởng tiền, các tài sản có giá trị
  • Gửi link giả để đánh cấp thông tin ngân hàng
  • Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng
  • Kêu gọi đầu tư tài chính, tiền ảo

Như vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu của một thủ đoạn lừa đảo qua Facebook như đã nêu trên, điều quan trọng là người nhận được phải tỉnh táo và không làm theo các yêu cầu của đối tượng xấu.Nếu bị mắc kẹt trong một tình huống như vậy, hãy cố gắng chụp màn hình các tin nhắn, lịch sử trò chuyện hoặc bật chế độ ghi âm cuộc gọi để thu thập bằng chứng. Điều này có thể hữu ích trong việc xác minh và chứng minh sự vi phạm, đồng thời cung cấp bằng chứng hợp lệ cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

Cách trình báo công an về hành vi lừa tiền qua mạng

Nộp đơn tố cáo ở đâu

Theo quy định tại khoản 2 Điều 145 và Khoản 3 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015,người tố cáo có thể nộp đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản đến các cơ quan, tổ chức sau;

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
  • Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
  • Công an phường, xã, thị trấn, đồn công an.

Đồng thời căn cứ Điều 5 thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC có quy định về trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm như sau:

Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 gồm: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm:

  • Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

Căn cứ khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:

Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Như vậy để tố cáo hành vi lừa góp vốn chiếm đoạt tài sản người tố cáo có thể đến trực tiếp hoặc gửi đơn tố cáo đến các cơ quan điều tra nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) cấp quận, huyện, thị xã, viện kiểm sát các cấp; Tòa án hoặc các cơ quan khác tại nơi phát hiện tội phạm, xảy ra tội phạm hoặc nơi cư trú của người có hành vi phạm tội.

>>> Tham khảo thêm: Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu?

Mẫu đơn tố cáo

Hiện nay, Mẫu đơn tố giác tội phạm vẫn chưa được đưa ra mẫu chung cụ thể. Nhưng nhìn chung, đơn tố giác tội phạm bao gồm các nội dung cơ bản như:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên văn bản
  • Thông tin cá nhân người tố giác;
  • Thông tin người bị tố giác (nếu có);
  • Thuật lại chi tiết hành vi phạm tội;

Ngoài ra, khi gửi đơn tố giác cần đính kèm thêm các tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội (nếu có).

.>>>>> Click tải: Mẫu đơn tố cáo chiếm đoạt tài sản

Trình báo tội lừa đảo qua mạng

Trình báo tội lừa đảo qua mạng

Thủ tục trình báo công an

Người bị hại hoặc người có liên quan có thể thực hiện các bước sau để tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

  • Bước 1:Thu thập các bằng chứng về việc mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Việc tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần phải cung cấp đầy đủ bằng chứng; khi người bị hại bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần đầy đủ các thông tin giao dịch như: những cuộc gọi nói chuyện có ghi âm; những tin nhắn trao đổi về nội dung liên quan đến việc lừa đảo; biên lai chuyển tiền,… và thông tin của đối tượng lừa đảo như: họ tên, nơi cư trú, số điện thoại, ảnh, số chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng đã nhận tiền,… Các thông tin tố giác càng chi tiết thì cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ càng dễ dàng điều tra và giải quyết tin tố giác;
  • Bước 2:Chuẩn bị hồ sơ : Bao gồm Đơn tố giác tội phạm, Chứng cứ kèm theo để chứng minh
  • Bước 3:Thực hiện việc tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bằng chứng thì trình báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nơi cư trú để được giải quyết. Căn cứ theo quy định của Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm. Để tiến hành trình báo thì yêu cầu tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố được giải quyết trực tiếp thì người bị hại thông báo với cơ quan điều tra công an cấp huyện hoặc tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi cư trú của bạn hoặc của người lừa đảo (nếu có thông tin).

Có thể lấy lại tiền từ đối tượng lừa đảo

Việc lấy lại tiền sau khi bị lừa đảo trên mạng thực sự là một quá trình khó khăn, đặc biệt là khi người bị hại không biết rõ danh tính và địa chỉ của kẻ lừa đảo. Để xử lý và lấy lại số tiền bị lừa, người bị hại nên thông tin và trình báo vụ việc với cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết theo trình tự thủ tục nêu trên.

Quá trình đầu tiên cần thực hiện khi phát hiện mình bị lừa đảo qua mạng là thu thập tất cả các thông tin có liên quan, bao gồm hình ảnh nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng mà kẻ lừa đảo đã sử dụng để yêu cầu chuyển khoản. Những thông tin này sẽ là chứng cứ quan trọng để tố giác với cơ quan chức năng.

Sau khi thu thập đầy đủ thông tin và chứng cứ liên quan đến hành vi lừa đảo, người bị hại có thể tố giác vụ việc tới Công an nơi cư trú, bất kể đó là nơi thường trú hay tạm trú. Họ sẽ được hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình trình báo và giải quyết vụ việc.Tuy nhiên, cần lưu ý rằng quá trình lấy lại tiền bị lừa đảo là một quá trình phức tạp và không phải lúc nào cũng có thể thành công. Cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra và xác minh thông tin, những việc truy tìm kẻ lừa đảo và lấy lại số tiền bị mất có thể gặp nhiều khó khăn.

Tư vấn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tư vấn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tư vấn tố giác hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua facebook

Luật sư tư vấn và hỗ trợ bạn trong việc tố cáo hành vi lừa đảo qua mạng  cụ thể như sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
  • Tư vấn về trình tư thủ tục tố giác
  • Kiểm tra chứng cứ, điều kiện tố giác
  • Soạn thảo đơn tố giác, các đơn, văn bản khác cơ liên quan
  • Đại diện ủy quyền tham gia vào cáo giai đoạn tố tụng

>>> Tham khảo thêm: Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng

Qua bài bài viết này, Khi bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu đảo thì hãy bình tĩnh thông báo cho cơ quan công an sớm nhất để ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản và gia tăng khả năng thu hồi tiền đồng thời giúp hạn chế gây thiệt hại cho người khác. Mọi thắc mắc khác hoặc cần tư vấn kỹ hơn hoặc có nhu cầu cần Luật sư tư vấn luật dân sự hỗ trợ tư vấn trực tuyến qua điện thoại miễn phí , vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.716  để được hỗ trợ kịp thời hiệu quả nhất.

Scores: 4.9 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716