Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng bị xử lý thế nào?

Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng là một hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho hoạt động đấu thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước và các bên liên quan. Bài viết này cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hành vi nào vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, mức độ xử phạt vi phạm, khung hình phạt, hướng bào chữa xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, sẽ được trình bày cụ thể bên dưới.

Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Hành vi vi phạm quy định đấu thầu

Căn cứ quy định tại Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu thầu đã bị xem như là hành vi can thiệp trái pháp luật vào quá trình đấu thầu. Đây bao gồm các hành vi như thông thầu không hợp lệ, gian lận trong quá trình đấu thầu, cản trở hoạt động đấu thầu, vi phạm quy định về công bằng và minh bạch trong hoạt động đấu thầu. Có cả việc tổ chức lựa chọn nhà thầu mà nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định, dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu. Ngoài ra, còn có việc chuyển nhượng thầu trái phép do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, với tình tiết cố ý trực tiếp.

Các hành vi này đã được hình sự hóa, đồng nghĩa với việc xem xét và xử lý theo quy định của luật pháp. Vi phạm quy định đấu thầu này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh trong quá trình đấu thầu.

Xử lý vi phạm hành chính

Xử lý vi phạm hành chính

Xử lý hành chính vi phạm quy định đấu thầu

Căn cứ theo quy định tại Chương III Nghị định 122/2021/NĐ-CP hình thức xử phạt cảnh cáo,phạt tiền đối với các hành vi sau:

  • Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu,nhà đầu tư
  • Vi phạm về lập,thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
  • Vi phạm các quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
  • Vi phạm quy định về thương thảo hợp đồng đối với lựa chọn nhà thầu và đàm phán sơ bộ hợp đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư
  • Vi phạm quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu
  • Vi phạm các điều cấm trong đấu thầu
  • Vi phạm khác về đấu thầu

Mức phạt tiền trong hoạt động đấu thầu phụ thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm. Theo quy định, mức phạt thấp nhất là 15 triệu đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về thời hạn cung cấp và đăng tải thông tin về đấu thầu. Trong khi đó, mức phạt tiền cao nhất là 300 triệu đồng đối với hành vi vi phạm điều cấm trong đấu thầu, như thông thầu trái phép, gian lận trong quá trình đấu thầu, vi phạm quy định về bảo đảm công bằng và minh bạch trong hoạt động đấu thầu.

Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Dấu hiệu cấu thành tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Theo quy định tại Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng được hiểu là hành vi vi phạm quy định về đấu thầu được liệt kê tại khoản 1 Điều 222 Bộ luật Hình sự vừa nêu gây ra hậu quả nghiêm trọng.

 Chủ thể

Chủ thể của tội này Là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi,bổ sung 2017

Mặt khách thể

Tội phạm này xâm phạm chế độ quản lý nhà nước về đấu thầu.Tội phạm này tác động đến hoạt động đấu thầu và chỉ định thầu trong các chương trình, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước theo quy định của pháp luật. Các hoạt động bao gồm lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, cung cấp hàng hóa, xây lắp trong các dự án đầu tư, chương trình mua sắm.

Đấu thầu là quá trình chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp. Ngoài ra, tội phạm này cũng liên quan đến việc lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gồm các dạng hành vi cụ thể được quy định trong luật như sau:

  • Can thiệp trái trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu
  • Thông dầu
  • Gian lận trong đấu thầu
  • Cản trở hoạt động đấu thầu
  • Vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm công bằng ,minh bạch trong hoạt động đấu thầu.
  • Tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn đến nợ đọng vốn của nhà thầu
  • Chuyển nhượng thầu trái phép

Mặt chủ quan

Tội phạm vi phạm các quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng có hình thức lỗi là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn thực hiện và mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi vi phạm các quy định về đấu thầu gây có lỗi vô ý thì tùy theo tính chất mức độ hậu quả mà xem xét ở các hành vi phạm tội khác.

Động cơ mục đích không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành. Tội phạm này thường có động cơ, mục đích là vụ lợi. Các hành vi phạm tội thường có sự cấu kết, thông đồng của chủ đầu tư, bên mời thầu, các nhà thầu, nhà tư vấn, giám sát,… nhằm nâng giá thầu, lựa chọn nhà thầu không đúng, không đủ năng lực sau đó chuyển nhượng thầu… từ đó ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước. Tội phạm này thường đi kèm với hành vi tham ô, đưa hối lộ, nhận hối lộ và các tội phạm về tham nhũng khác.

Tư vấn, bào chữa tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng

Luật sư tư vấn và bảo chữa trong trường hợp tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể như sau:

  • Bào chữa cho bị can, bị cáo, người tạm giam giữ, tạm giam tại các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
  • Tư vấn chính sách pháp luật về việc tha tù trước thời hạn như phạm nhân cải tạo tốt, được đặc xá, ân xá…
  • Tư vấn trình tự, thủ tục tố tụng hình sự;
  • Tư vấn soạn thảo đơn xin giảm nhẹ án phạt;
  • Thực hiện các thủ tục xin giảm án xuống thấp hơn (như án treo…);
  • Khiếu nại kết luận điều tra, tiến hành nghiên cứu hồ sơ, xem xét và đánh giá chứng cứ nhằm đưa ra các nhận định, nộp bổ sung chứng cứ;
  • Đại diện cho thân chủ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, thay mặt bị cáo biện luận trước tòa, tham gia tranh luận với đại diện Viện kiểm sát, làm việc với đơn vị khác liên quan.
  • Tham gia tố tụng các vụ án Hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử.
  • Bảo vệ người bị hại, tìm ra sự thật khách quan của các vụ án tranh án oan, sai giúp công lý được thực thi đúng pháp luật, quyền con người được đảm bảo.

>>>> Xem thêm các bài viết liên quan có thể bạn quan tâm:

Vi phạm quy định đấu thầu có thể gây hậu quả nghiêm trọng và khiến các bên tham gia đấu thầu chịu thiệt hại. Việc xử lý nghiêm vi phạm quy định đấu thầu là để bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia đấu thầu, đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu, và thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực này.Nếu bạn có thắc mắc hay gặp phải vấn đề pháp lý cần được giải đáp  hãy liên hệ Luật sư tư vấn luật đấu thầu qua hotline 1900.633.716 để được tư vấn giải đáp cụ thể.

Scores: 4.6 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,915 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716