Tổ chức Di cư quốc tế IOM là gì? Là câu hỏi nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người trong bối cảnh làn sóng di cư ồ ạt đe dọa sự ổn định và an ninh của các quốc gia trên thế giới. Nên bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến độc giả một cách chi tiết về tổ chức di cư quốc tế IOM là gì? Tổ chức di cư IOM tại Việt Nam hoạt động như thế nào nhằm làm rõ hoạt động, vai trò của tổ chức liên chính phủ này
Tổ chức di cư quốc tế IOM là gì?
Tổ chức di cư quốc tế IOM là gì?
Tổ chức di cư quốc tế IOM được thành lập vào năm 1951, là tổ chức liên chính phủ dẫn đầu trong lĩnh vực di cư. IOM hoạt động chặt chẽ với các đối tác chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ trên toàn cầu. IOM tận tâm giúp đỡ các chính phủ và người di cư trong việc thúc đẩy di cư nhân đạo và trật tự.
Về mặt ngữ nghĩa, IOM là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “International Organization for Migration”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là tổ chức di cư quốc tế. Về mặt bản chất, tổ chức IOM thực hiện những hoạt động giúp đỡ các chính phủ và người di cư trong việc thúc đẩy di cư có trật tự và tinh thần nhân đạo, những hoạt động này có mối liên hệ mật thiết với các đối tác chính phủ, liên chính phủ và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên toàn cầu.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản thì IOM chính là 1 tổ chức đi đầu trong lĩnh vực di cư.
Chức năng và vai trò của IOM là gì?
Tổ chức di cư quốc tế IOM có chức năng trong việc giúp đảm bảo quản lý việc di cư được thực hiện một cách trật tự và nhân đạo, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế về các vấn đề di cư, hỗ trợ tìm kiếm các biện pháp, giải pháp khác nhau cho vấn đề di cư. Và cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người di cư, bao gồm người tị nạn và người di cư nội địa
Còn về vai trò của IOM thì với Với quy mô ngày càng được mở rộng và phổ biến rộng khắp tại hơn 100 quốc gia trên thế giới, IOM giữ vai trò chính và quan trọng thiết yếu trong việc thúc đẩy di cư có trật tự và nhân đạo phục vụ lợi ích công bằng, hợp pháp của tất cả mọi người, không phân biệt quốc gia, vùng miền, tôn giáo, giàu nghèo và chủng tộc, sắc tộc.
Bên cạnh đó, IOM cũng cung cấp những dịch vụ và tư vấn cho các đơn vị tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ và quốc tế để quản lý trật tự di cư một cách nhân đạo nhất, thúc đẩy quá trình hình thành – hợp tác quốc tế và các vấn đề di cư liên quan. IOM giữ vai trò chức năng quan trọng trong việc đảm bảo nhân đạo và công bằng cho cả những người di cư nội địa và người tị nạn.
Những lĩnh vực hoạt động chính của IOM là gì?
Những lĩnh vực hoạt động chính của IOM
Tổ chức IOM hoạt động trong 4 lĩnh vực chính liên quan đến quản lý di cư là:
- Tạo điều kiện cho hoạt động di cư toàn cầu
- Điều tiết hoạt động di cư
- Di cư cưỡng bức
- Di cư và phát triển
Dù hoạt động tập trung trong phạm vi di cư và quản lý di cư, song hệ quả mang lại từ những hoạt động ổn định trật tự di cư của tổ chức lại nằm trong mối liên hệ và ảnh hưởng mật thiết đến các lĩnh vực khác, hay còn gọi là phạm vi ngoại diên như thúc đẩy luật di cư quốc tế theo từng thời kỳ, bảo vệ quyền lợi của người di cư, giúp đỡ người di cư nhân đạo trong những trường hợp cụ thể mà họ không thể tự giải quyết dựa trên những chính sách hợp pháp và công bằng nhất định, …
Những hoạt động của tổ chức IOM nằm trong mối quan hệ tổng thể chịu sự ảnh hưởng và chi phối nhất định của tổ chức Liên Hợp Quốc quốc tế, song lại độc lập trong những chính sách, quyết sách và quyền hạn để có thể kịp thời giúp đỡ người di cư toàn cầu.
Lịch sử hình thành của IOM tại Việt Nam.
Lịch sử hình thành của IOM tại Việt Nam
Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 1987. Tại Việt Nam, IOM hợp tác chặt chẽ với các đối tác chính phủ, liên chính phủ và phi chính phủ.
Các hoạt động của IOM Việt Nam liên quan tới phúc lợi và chất lượng cuộc sống của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là người di cư và di biến động. Sứ mệnh của IOM chú trọng vào di cư an toàn và tính di động.
Phái đoàn IOM tại Việt Nam đặt văn phòng chính tại Hà Nội và Văn phòng chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh với đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm và tận tụy nhằm giúp Chính phủ và người dân Việt Nam trong lĩnh vực di cư. IOM bắt đầu các hoạt động tại Việt Nam vào năm 1987 trong khuôn khổ Biên bản ghi nhớ với Bộ Ngoại giao. IOM có các mối quan hệ hợp tác với các cơ quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Công an, Bộ Giao thông, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hội Liên hiệp Phụ nữ, một số cơ quan khác và đã tiến hành nhiều hoạt động dự án khắp cả nước.
Làm việc cùng các cơ quan đối tác của IOM trong Nhóm quốc gia Liên Hợp quốc (ACT) đã mang lại sự hiệp lực và tác động phát triển lớn hơn cho người dân. Bằng cách này, IOM giữ vai trò không tách rời trong Sáng kiến Một Liên hợp quốc ở Việt Nam – Sáng kiến mà có được thành công là nhờ vai trò lãnh đạo mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam, Nhóm quốc gia Liên Hợp Quốc tận tụy, và cộng đồng các nhà tài trợ luôn ủng hộ. Mục đích của Sáng kiến Một Liên Hợp Quốc ở Việt Nam bao gồm sự thích hợp và gắn kết tăng cường của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, sự phát triển và hiệu quả sử dụng viện trợ gia tăng, và đảm bảo tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Một số dấu ấn của IOM tại Việt Nam
- Năm 1989 – IOM thành lập một Tổ công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp với Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) và Sở Ngoại vụ – một bộ phận thuộc Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), trong việc thực hiện Chương trình Ra đi Có trật tự (ODP) với việc cung cấp kiểm tra sức khỏe và thu xếp đi lại cho người di cư.
- Năm 1990 – IOM đã đáp lại yêu cầu của Chính phủ và thu xếp cho việc sơ tán khoảng 14.000 công nhân Việt Nam từ Iraq trở về nước trước khi Chiến tranh vùng Vịnh xảy
- Năm 1991 – IOM đã ký Bản ghi nhớ với Chính phủ nước CHXHCNVN để thiết lập mối quan hệ chính thức. IOM mở Văn phòng Phái đoàn tại Hà Nội và chính thức tiếp quản chương trình ODP từ UNHCR.
- Năm 1993 – Hợp tác với VINACONEX và LOD – hai công ty xuất khẩu lao động hàng đầu, IOM đã cung cấp các khóa đào tạo tiếng Anh cho người lao động di cư trước khi ra nước ngoài lao động.
- Năm 1996 – IOM bắt đầu thực hiện dự án cung cấp “Hỗ trợ Hồi hương và Tái hòa nhập đối với Nạn nhân bị mua bán trở về” với sự hợp tác của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Lạng Sơn .
- Năm 1997 – Hợp tác với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, IOM đã tổ chức hội thảo về phòng chống mua bán phụ nữ và trẻ em ở miền Bắc và miền Nam. Đây là những hội thảo đầu tiên ở Việt Nam trong lĩnh vực phòng chống buôn bán người.
- Năm 1998 – IOM đã thực hiện dự án thí điểm “Chiến dịch Truyền thông Quốc gia Phòng-Chống Buôn bán người” với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tại 8 tỉnh, thành phố.
- Năm 2000 – IOM và Trung ương Hội LHPN Việt Nam thực hiện Chiến dịch Truyền thông Quốc gia Phòng-Chống Buôn bán người tại một số tỉnh và thành phố lựa chọn ở Việt Nam. Chiến dịch đã giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về mối nguy hiểm của nạn Buôn bán người. IOM bắt đầu tham gia vào chương trình khu vực dài hạn để hỗ trợ Hồi hương và Tái hòa nhập cho nạn nhân bị buôn bán ở các nước thuộc Tiểu vùng sông Mekong. IOM đã triển khai dịch vụ hỗ trợ xin thị thực để giúp công dân Việt Nam trong việc xin thị thực nhập cảnh Canada.
- Năm 2002 – Với sự hỗ trợ của IOM, Bộ Ngoại giao đã đảm nhiệm vai trò thư ký của Tiến trình Tham vấn Liên chính phủ khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APC) về Người tị nạn, Người bị di dời và Người di cư. Việt Nam đã tổ chức Hội nghị APEC toàn thể lần thứ 7.
- Năm 2004 – IOM đã hỗ trợ Hội LHPN Việt Nam với các hoạt động xây dựng năng lực trong công tác phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em, và hỗ trợ Mái ấm Bông Hồng nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh về tái hòa nhập dành cho trẻ em bị buôn bán và dễ bị tổn thương.
- Năm 2005 – Theo thỏa thuận với Chính phủ Úc, IOM bắt đầu cung cấp hỗ trợ xin thị thực cho người dân có nhu cầu du lịch hoặc di cư đến Úc.
- Năm 2006 – IOM đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Hiệp định Song phương giữa Chính phủ Hoàng gia Campuchia và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hợp tác nhằm Loại bỏ Nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em và Hỗ trợ nạn nhân bị buôn bán ký ngày 10 tháng 10, 2005.
- Năm 2007 – IOM đã hoàn thành nghiên cứu để nâng cao hiểu biết về tình hình bạo lực đối với người lao động di cư nữ ở Việt Nam và cung cấp thông tin chính xác về nhận thức, trải nghiệm và phản ứng của di cư nữ đối với bạo lực giới, mà có thể được sử dụng để hỗ trợ các nỗ lực vận động thông qua việc xây dựng chính sách và chương trình.
- Năm 2008 – Trung tâm Tiếp nhận ban đầu dành cho nạn nhân bị buôn bán tỉnh An Giang đã được hoàn thành vào tháng 07 với sự hỗ trợ kỹ thuật của IOM và hỗ trợ tài chính của Cục Dân số, Người tị nạn và Di cư thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
- Năm 2009 – Trung tâm Tiếp nhận tỉnh Lào Cai dành cho nạn nhân bị buôn bán trở về đã bắt đầu cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân. Hỗ trợ bao gồm tư vấn, hỗ trợ tâm lý xã hội, giáo dục kỹ năng sống, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, hỗ trợ sinh kế/sản xuất bền vững, phòng chống HIV, chăm sóc sức khỏe, trợ giúp pháp lý, và hỗ trợ hồi hương và tái hòa nhập.
- Năm 2010 – Thứ trưởng Ngoại giao nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ông Nguyễn Thanh Sơn, và Tổng Giám đốc IOM, ông William Lacy Swing đã ký Hiệp định hợp tác mới nhằm củng cố mối quan hệ giữa Việt Nam và IOM. Hiệp định đã đưa mối quan hệ chặt chẽ giữa Việt Nam và IOM lên một nền tảng mới, mạnh mẽ hơn, và tạo ra nhiều cơ hội mới cho hợp tác tăng cường để đáp ứng những thách thức di cư của Việt Nam.
- Năm 2011 – Trung tâm Tiếp nhận tỉnh An Giang tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng với sự hỗ trợ kỹ thuật của IOM và hỗ trợ tài chính từ Cô-oét .
- Năm 2011 – Trong thời gian khủng hoảng Libya, IOM đã hỗ trợ Việt Nam trong việc phản ứng nhanh và thành công để đưa 10.500 người lao động di cư Việt Nam từ Libya về nước.
- Năm 2012 – IOM đã hỗ trợ Chính phủ Việt Nam/Bộ Ngoại giao thực hiện và công bố thành công Hồ sơ di cư đầu tiên của Việt Nam – :Tổng quan về Di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài:. Với sự hợp tác của Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA), Văn phòng hỗ trợ người di cư (MRC) đầu tiên đã được thành lập tại Hà Nội, và hợp tác về hồi hương và tái hòa nhập cho những nạn nhân bị buôn bán cũng đã được tăng cường. Phối hợp với Bộ Công an (MPS), những nỗ lực chung chống nạn buôn bán người cũng như đưa người trái phép đã được tăng cường. Cũng trong năm này, IOM đã tham gia toàn diện vào phương thức :Thống nhất trong Hành động: của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam.
- Năm 2013 – Hợp tác với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (MPSI), IOM đã tổ chức hội thảo khu vực đầu tiên về phòng chống đưa người trái phép tại Hà Nội. Một dự án về giới và di cư đã được thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp với sự hợp tác của ADB và các đối tác Việt Nam, kể cả Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
Chính sách pháp luật Việt Nam về ổn định dân di cư
Tập trung thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 27-7-2016 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý, sử dụng đất đai gắn với quản lý dân cư giai đoạn 2016-2020.
Triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 3042/CTr-UBND, ngày 22-6-2020 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 22/NQ-CP, ngày 1-3-2020 của Chính phủ về ổn định dân DCTD và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.
Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn tình trạng dân di cư tự do; hoàn thành công tác bố trí toàn bộ số dân đã di cư tự do vào các dự án tập trung, dự án ổn định tại chỗ được UBND tỉnh phê duyệt và các điểm dân cư theo quy hoạch. Hoàn thành việc nhập hộ khẩu, hộ tịch cho các hộ dân di cư tự do đủ điều kiện theo quy định; tập trung xây dựng hoàn thiện, phát triển hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất bền vững tại vùng dự án bố trí ổn định dân di cư tự do và phấn đấu đến năm 2030 đảm bảo ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất bền vững cho các hộ dân di cư tự do cần triển khai thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp:
- Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác bố trí dân di cư tự do và quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, đất đai của các công ty nông, lâm nghiệp để đồng bào hiểu, thực.
- Chủ động rà soát, điều chỉnh các quy hoạch về đất đai, quy hoạch ba loại rừng theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương; đề xuất cấp có thẩm quyền chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích đất quy hoạch là đất rừng nhưng thực tế không còn rừng trong vùng quy hoạch bố trí dân di cư tự do nhằm tạo thêm quỹ đất để bố trí đất (đất ở, đất sản xuất), cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ dân di cư tự do đủ điều kiện, sử dụng và phát triển rừng lồng ghép với Chương trình bố trí dân cư; cơ chế, chính sách về bố trí dân cư, dân tộc đặc biệt là chính sách cho các hộ dân di cư tự do là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với thực tiễn.
- Phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và thực hiện an sinh xã hội.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện dự án ổn định dân di cư tự do, quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; đồng thời, qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại về đất đai giữa các công ty nông, lâm nghiệp với người dân để giải quyết bức xúc, không để tạo thành điểm nóng gây mất an ninh chính trị; hạn chế tối đa dân di cư tự do.
- Phát huy vai trò của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong công tác giám sát và vận động hội viên, người dân trong việc tuân thủ pháp luật, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, giảm nghèo và không nghe theo các luận điệu lôi kéo, kích động làm mất trật tự an toàn xã hội.
- Đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Qua bài viết giới thiệu về tổ chức di cư quốc tế IOM, ta đã tìm hiểu được chức năng, vai trò cũng như những hoạt động, dấu ấn của tổ chức này ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nếu quý khách còn gặp thắc mắc hay cần giải đáp nào về di cư, xuất nhập cảnh thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua HOTLINE 1900.633.716 để được luật sư tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn.