Quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, cách tính trợ cấp

Quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đang là những vấn đề mà người lao động quan tâm khi chấm dứt lao động tại công ty. Không phải trường hợp nào người lao động cũng được hưởng trợ cấp thôi việc và mất việc. Trong bài viết sau đây sẽ làm rõ một số quy định pháp luật về điều kiện và cách tính trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc làm mà người lao động hưởng có thể nhận được khi nghỉ việc, mất việc.

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Quy định về trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm

Điều kiện để được hưởng trợ cấp thôi việc

Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 (sau đây gọi là BLLĐ 2019) thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương. Bao gồm các trường hợp chấm dứt hợp đồng sau đây được hưởng trợ cấp thôi việc sau đây:

  • Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.

(Cơ sở pháp lý: Điều 34 và Điều 46 BLLĐ 2019 được hướng dẫn bởi khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

Điều kiện để được hưởng trợ cấp mất việc làm

Theo khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019, người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 BLLĐ 2019. Đó là các trường hợp người lao động mất việc làm do:

  • Doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
  • Doanh nghiệp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
  • Doanh nghiệp bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

(Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 34, Điều 42, Điều 43, khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019 và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

Người lao động hưởng trợ cấp do mất việc làm

Người lao động hưởng trợ cấp do mất việc làm

Cách tính trợ cấp thôi việc

Thời gian tính trợ cấp thôi việc

Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP thì thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

  • Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
  • Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Công thức tính

Khi người lao động có đủ điều kiện được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 thì việc tính trợ cấp thôi việc được tính theo nguyên tắc mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Cụ thể, tính theo công thức sau:

Trợ cấp thôi việc = 1/2 x Thời gian làm việc để tính trợ cấp x Mức lương tính trợ cấp

(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 46 BLLĐ 2019).

Cách tính trợ cấp mất việc làm

Theo khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019 quy định về cách tính trợ cấp mất việc làm như sau: Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

Cụ thể, tính theo công thức sau:  Mức hưởng trợ cấp = Thời gian làm việc tính hưởng trợ cấp x Tiền lương tháng tính hưởng trợ cấp

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trong đó:

  • Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: thời gian người lao động đã trực tiếp làm việc; thời gian thử việc; thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ việc để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà được người sử dụng lao động trả lương theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động; thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; thời gian ngừng việc không do lỗi của người lao động; thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 111, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114, khoản 1 Điều 115; thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 176 và thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo Điều 128 của Bộ luật Lao động.
  • Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và thời gian người lao động thuộc diện không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật nhưng được người sử dụng lao động chi trả cùng với tiền lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.
  • Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm của người lao động được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ ít hơn hoặc bằng 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Vậy thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm được tính như sau:

Thời gian tính trợ cấp mất việc làm = Tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế – (Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp + Thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm).

(CSPL: khoản 3 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm

Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm được quy định như sau:

  • Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc, mất việc làm.
  • Trường hợp người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo nhiều hợp đồng lao động kế tiếp nhau theo quy định tại khoản 2 Điều 20 của Bộ luật Lao động thì tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi chấm dứt hợp đồng lao động cuối cùng.

(CSPL: khoản 1 Điều 47 BLLĐ 2019, khoản 5 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP).

Tư vấn vấn đề trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Dịch vụ luật sư tư vấn về trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc do Luật L24H cung cấp bao gồm những nội dung công việc sau:

  • Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc;
  • Tư vấn điều kiện để người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc;
  • Hỗ trợ người lao động tính các khoản trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc theo quy định mới nhất;
  • Hỗ trợ các thủ tục cần thiết để yêu cầu người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc;
  • Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp về tiền trợ cấp thôi việc
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo các đơn từ và tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích cho khách hàng khi có tranh chấp tại Tòa án;
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan khác.

Tư vấn quy định trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Tư vấn quy định trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc

Tóm lại, để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi thôi việc hoặc mất việc, pháp luật lao động quy định người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc và trợ cấp mất việc khi có đủ điều kiện phù hợp. Mức trợ cấp được tính theo quy định pháp luật. Nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ hoặc thắc mắc liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900633716 để được Luật sư lao động của Luật L24H hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.5 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716