Nộp lại quà hối lộ có được xem là tình tiết giảm nhẹ là câu hỏi được đặt ra về hành vi người nhận hối lộ nộp lại quà hối lộ. Hiểu rõ các quy định về hành vi đưa, nhận hối lộ, mức xử phạt, cách xử lý khi bị đưa quà hối lộ sẽ giúp cá nhân, tổ chức nhận diện, phòng chống các thủ đoạn đưa, nhận hối lộ đồng thời để tránh không vướng phải hậu quả pháp lý đáng tiếc.
Nộp lại quà hối lộ có được xem là tình tiết giảm nhẹ
Tội nhận hối lộ theo quy định Bộ luật Hình sự
Về mặt khách thể
Tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, theo đó họ là những người có chức vụ quyền hạn thuộc Nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Nhờ vào chức vụ; quyền hạn của mình, người phạm tội có căn cứ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ.
Về mặt khách quan
Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Lợi ích xét ở đây được pháp luật Hình sự xem xét là:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Về mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, Người thực hiện hành vi phạm tội nhận hối lộ luôn được xét với lỗi cố ý trực tiếp. Do bản chất người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
CSPL: Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
>>> Xem thêm: Đưa hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự
Khung hình phạt hành vi nhận hối lộ?
Theo Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội nhận hối lộ như sau:
Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến đồng dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà nhận hối lộ, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.
Theo đó, người nào nhận hối lộ bị phạt tù từ 02 năm đến tù chung thân hoặc tử hình, tùy theo mức độ hành vi phạm tội.
>>> Xem thêm: Nhân hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo bộ luật hình sự
Người phạm tội nộp lại tiền, quà hối lộ có được giảm nhẹ án không?
Các tình tiết giảm nhẹ án đối với hành vi nhận hối lộ
Theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
- Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
Như vậy bị can, bị cáo có thể nộp tiền khắc phục hậu quả hay tiền do phạm tội mà có tại quá trình điều tra hoặc trước, trong và sau giai đoạn xét xử sơ thẩm hoặc trong khi xét xử phúc thẩm có hiệu lực.
Tòa án sẽ căn cứ số tiền đã nộp của bị cáo để coi đó là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Theo điều 354 Bộ luật Hình sự 2015, người nào nhận hối lộ từ một tỷ đồng trở lên có thể lĩnh án 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình.
Theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình. Như vậy, hành động nộp lại tiền nhận hối lộ là một chi tiết giúp xem xét người phạm tội nhận hối lộ chịu án tử hình không cần phải chịu tử hình nữa, tuy nhiên cần lưu ý việc nộp lại số tiền nhận hối lộ còn cần kèm theo hành động, thái độ hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
>>>Xem thêm: Nộp lại tiền nhận hối lộ có được giảm nhẹ tội không
>>>Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Luật sư tư vấn, bào chữa tội nhận hối lộ, tình tiết giảm nhẹ
Dịch vụ luật sư tư vấn, bào chữa tội nhận hối lộ
Luật sư tham gia với vai trò là người bào chữa cho bị can, bị cáo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tố giác (tố cáo), người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự trong vụ án hình sự là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng .
Bào chữa cho bị can, bị cáo không chỉ là hoạt động nghề nghiệp mà còn là trách nhiệm xã hội của người luật sư trong việc duy trì công lý. Với suy nghĩ như vậy, chúng tôi luôn sẵn sàng với tinh thần trách nhiệm cao nhất để thực hiện các công việc sau:
- Tư vấn, giải thích cho Quý khách hàng những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề pháp lý mà khách hàng gặp phải về hành vi nhận hối lộ;
- Tư vấn Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
- Hỗ trợ soạn thảo, chuẩn bị đơn từ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng;
- Tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Quý khách hàng;
- Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
- Luật sư luôn theo dõi và đồng hành cùng với thân chủ của mình cho đến khi quyết định của Bản án có hiệu lực pháp luật
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa
Thái độ hối lỗi và hành động trả lại số tiền đã nhận hối lộ là việc làm tích cực nên thực hiện của những bị cáo phạm tội nhận hối lộ. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn pháp luật hình sự hỗ trợ hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.