Nộp lại tiền nhận hối lộ là một trong những cách thức thể hiện sự khuất phục và hối lỗi của người phạm tội nhận hối lộ trước pháp luật, theo đó người nhận hối lộ sẽ giao nộp lại số tiền mà mình đã nhận. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả giải đáp được thắc mắc về việc nộp lại khoản tiền đã nhận hối lộ đó có dẫn đến người phạm tội được giảm nhẹ tội hay không và một số vấn đề khác có liên quan đến loại tội phạm này.
Nộp lại tiền nhận hối lộ có được giảm án
Tội nhận hối lộ theo quy định Bộ luật Hình sự
Tội nhận hối lộ hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), theo đó nhận hối là hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian bằng việc nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Là một trong những hành vi tham nhũng của các cá nhân có chức vụ, quyền hạn, hành vi nhận hối lộ gây nguy hiểm cho xã hội; gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức; từ đó có nguy cơ làm suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ; cũng như hoạt động quản lý nhà nước.
Khi nào khởi tố tội nhận hối lộ
Người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị khởi tố về tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 khi có đầy đủ các căn cứ sau đây:
Khách thể
Tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.
Mặt khách quan
Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Lợi ích xét ở đây được pháp luật Hình sự xem xét là:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Mặt chủ quan
Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, Người thực hiện hành vi phạm tội đưa hối lộ luôn được xét với lỗi cố ý trực tiếp. Do bản chất người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Chủ thể
Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, theo đó họ là những người có chức vụ quyền hạn thuộc Nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Nhờ vào chức vụ; quyền hạn của mình, người phạm tội có căn cứ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ.
Người nhận hối lộ bị khởi tố
>>> Xem thêm: Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự
Hình phạt của người phạm tội nhận hối lộ như thế nào?
Người có hành vi nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể sẽ bị xử lý hình sự với các khung hình phạt cụ thể sau đây:
Người nhận hối lộ có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu của hối lộ là:
- Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Lợi ích phi vật chất.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Có tổ chức;
- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
- Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.
Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
- Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội nhận hối lộ còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Khoản 5 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Người phạm tội nộp lại tiền nhận hối lộ có được giảm nhẹ án không ?
Hiện nay thì việc nộp lại số tiền có được từ việc nhận hối lộ không được xem là tình tiết giảm theo Khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), theo đó hành động trả lại số tiền trên sẽ không được xem xét để giảm nhẹ tội cho người phạm tội nhận hối lộ.
Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), người bị kết án tử hình về tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất 3/4 tài sản phạm tội và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì không bị thi hành án tử hình. Như vậy, hành động nộp lại tiền nhận hối lộ là một chi tiết giúp xem xét người phạm tội nhận hối lộ chịu án tử hình không cần phải chịu tử hình nữa, tuy nhiên cần lưu ý việc nộp lại số tiền nhận hối lộ còn cần kèm theo hành động, thái độ hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Người phạm tội nhận hối lộ thoát hình phạt tử hình
>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
Luật sư bào chữa tội nhận hối lộ
- Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ phạm tội nhận hối lộ.
- Luật sư tham gia tại phiên toà bảo vệ cho thân chủ phạm tội nhận hối lộ
- Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
- Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
- Luật sư tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.
>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư bào chữa
Thái độ hối lỗi và hành động trả lại số tiền đã nhận hối lộ là việc làm tích cực nên thực hiện của những bị cáo phạm tội nhận hối lộ, đặc biệt là đối với những cá nhân đang chịu hình phạt tử hình. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư TƯ VẤN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ hỗ trợ hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.