Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình theo bộ luật hình sự

Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị tử hình là thắc mắc được đặt ra khi xảy ra trường hợp hành vi nhận hối lộ của các cá nhân có chức vụ, quyền hạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước và xã hội. Bài viết dưới đây sẽ giúp quý đọc giả biết được khi nào người phạm tội nhận hối lộ sẽ bị tử hình và một số vấn đề khác liên quan đến tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự.

Người phạm tội nhận hối lộ khi nào bị xử lý tử hình

Người phạm tội nhận hối lộ khi nào bị xử lý tử hình

Tội nhận hối lộ theo quy định Bộ luật Hình sự

Tội nhận hối lộ hiện nay được quy định cụ thể tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), theo đó nhận hối là hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn trực tiếp; hoặc qua trung gian bằng việc nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào cho chính bản thân người đó; hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Là một trong những hành vi tham nhũng của các cá nhân có chức vụ, quyền hạn, hành vi nhận hối lộ gây nguy hiểm cho xã hội; gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan tổ chức; từ đó có nguy cơ làm suy thoái, ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ; cũng như hoạt động quản lý nhà nước.

Quy định của pháp luật về tội nhận hối lộ

Quy định của pháp luật về tội nhận hối lộ

Cấu thành tội nhận hối lộ

Người có hành vi nhận hối lộ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật hình sự năm 2015 khi có đầy đủ các căn cứ sau đây:

Khách thể

Tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội.

>>> Xem thêm: Khách thể là gì? Khách thể của tội phạm trong Bộ Luật Hình sự

Mặt khách quan

Có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Lợi ích xét ở đây được pháp luật Hình sự xem xét là:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương Bộ luật hình sự năm 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất.

Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của tội phạm được thể hiện do hình thức lỗi cố ý trực tiếp. Theo đó, người thực hiện hành vi phạm tội đưa hối lộ luôn được xét với lỗi cố ý trực tiếp.  Do bản chất người phạm tội này nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Chủ thể

Chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, theo đó họ là những người có chức vụ quyền hạn thuộc Nhà nước hoặc tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước. Nhờ vào chức vụ; quyền hạn của mình, người phạm tội có căn cứ để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ.

>>> Xem thêm: Chủ thể của tội phạm hình sự là gì

Người có hành vi nhận hối lộ bị phạt như thế nào?

Xử phạt Hành chính

Người có hành vi nhận hối lộ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị có thể bị xử lý hành chính với hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú theo điểm d Khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Kỷ luật

Căn cứ Điều 8, 9, 11, 12, 13, 16, 17, 19, 30, 37 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính Phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khi có hành vi nhận hối lộ thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.

Trường hợp công chức, viên chức phạm tội nhận hối lộ bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo thì trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc theo Khoản 2 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2020 của Chính Phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

Xử lý Hình sự

Người có hành vi nhận hối lộ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có thể sẽ bị xử lý hình sự với các khung hình phạt cụ thể sau đây:

Người  nhận hối lộ có thể  bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu của hối lộ là:

  • Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Lợi ích phi vật chất.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Có tổ chức;
  • Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
  • Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng.

Trường hợp phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  • Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài ra, người phạm tội nhận hối lộ còn có thể bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung như bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản theo Khoản 5 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

>>>Xem thêm: Nhận hối lộ bao nhiêu thì bị truy tố hình sự

Nhận hối lộ bao nhiêu thì sẽ bị kết án tử hình

Như đã phân tích, khi người phạm tội nhận hối lộ với của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc do ảnh hưởng của hành vi nhận hối lộ mà gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên thì Toà án có thể ra quyết xử lý người phạm tội với hình thức tử hình theo Khoản 4 Điều 354 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Người phạm tội nhận hối lộ chịu mức án tử hình

Người phạm tội nhận hối lộ chịu mức án tử hình

>>> Xem thêm: Nộp lại tiền nhận hối lộ có được giảm nhẹ tội không?

Luật sư bào chữa tội nhận hối lộ

  • Luật sư sẽ đưa ra đánh giá ban đầu và tư vấn phương hướng giải quyết vụ việc cho thân chủ phạm tội nhận hối lộ.
  • Luật sư tham gia tại phiên tòa bảo vệ cho thân chủ phạm tội nhận hối lộ
  • Luật sư có trách nhiệm đăng ký bào chữa cho thân chủ đối với cơ quan có thẩm quyền.
  • Luật sư tiếp cận, nghiên cứu hồ sơ vụ án, đồng thời tìm kiếm các tài liệu, chứng cứ để chứng minh vô tội hoặc giảm nhẹ hình phạt đối với thân chủ.
  • Luật sư tham gia tranh tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm, phúc thẩm nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ, góp phần giúp Tòa án tìm ra sự thật của vụ án.

>>> Xem thêm: Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Vấn nạn nhận hối lộ đã không còn quá xa lạ trong thời buổi hiện nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa nhận thức được ảnh hưởng nghiêm trọng của loại tội phạm này cũng như pháp luật cũng ghi nhận các hình thức xử lý nghiêm khắc với khung hình phạt cao nhất là tử hình. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần Luật sư hình sự tư vấn bào chữa xin giảm nhẹ tội, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hình sự tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.7 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716