Người mua được hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi nào?

Người mua được hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi nào? Khi xảy ra trường hợp một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng, bên còn lại có quyền huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu tiền bồi thường thiệt hại, giữa các chủ thể là bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Để làm rõ chi tiết hơn vấn đề này, tôi xin gửi bạn thông qua bài viết dưới đây.

Người mua được hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi nào

Người mua được hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế khi nào

Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế?

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa trong đó các bên ký kết có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa được chuyển từ nước này sang nước khác, hoặc việc trao đổi ý chí ký kết hợp đồng giữa các bên ký kết được thiết lập ở các nước khác nhau.

Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa mà trong đó, hàng hóa được mua bán có sự chuyển dịch qua biên giới của một Quốc Gia, vùng lãnh thổ. Biên giới có thể là biên giới lãnh thổ địa lý hoặc biên giới có tính pháp lý nhưng không dịch chuyển về lãnh thổ.

>>Xem thêm: Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Các trường hợp người mua được hủy hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Quyền tuyên bố hủy

Căn cứ Điều 49 Công ước này:

  • Người mua có thể tuyên bố hủy hợp đồng: Nếu việc người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ phát sinh từ hợp đồng hay từ Công ước này cấu thành một vi phạm chủ yếu đến hợp đồng, hoặc: Trong trường hợp không giao hàng: Nếu người bán không giao hàng trong thời gian đã được người mua gia hạn thêm cho hộ chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc nếu người bán tuyên bố sẽ không giao hàng trong thời gian được gia hạn này.
  • Tuy nhiên trong trường hợp nếu người bán đã giao hàng thì người mua sẽ mất quyền hủy hợp đồng nếu người mua đã không tuyên bố hủy hợp đồng. Khi người mua giao hàng chậm trong một thời hạn hợp lý kể từ lúc người mua đã biết rằng việc giao hàng đã được thực hiện .

Ðối với mọi trường hợp vi phạm trừ trường hợp giao hàng chậm trễ, trong một thời hạn hợp lý:

  • Kể từ lúc người mua đã biết hay đáng lẽ phải biết về sự vi phạm đó.
  • Sau khi đã hết mọi thời hạn mà người mua đã gia hạn thêm cho người bán chiếu theo khoản 1 điều 47 hoặc sau khi người bán đã tuyên bố rằng, họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được gia hạn thêm đó, hoặc:
  • Sau khi đã hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán đã yêu cầu chiếu theo khoản 2 điều 48 hay sau khi người mua đã tuyên bố là họ không chấp nhận cho người bán thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, người mua sẽ có thể tuyên bố hủy bỏ hợp đồng theo những trường hợp quy định nêu trên.

Quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Quyền tuyên bố huỷ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Mất quyền tuyên bố huỷ

Người mua mất quyền tuyên bố huỷ hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.

Ðiều khoản trên không áp dụng:

  • Nếu sự kiện không thể hoàn lại hàng hóa hoặc không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi người mua nhận không phải do một hành động hay một sơ suất của họ.
  • Nếu hàng hóa hay một phần hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả của việc kiểm tra quy định tại điều 38, hoặc.
  • Nếu trước khi nhận thấy hay đáng lẽ phải nhận thấy rằng hàng hóa không phù hợp hợp đồng, người mua đã bán toàn phần hay một phần hàng hóa trong khuôn khổ một nghiệp vụ kinh doanh thông thường hay đã tiêu dùng hoặc biến đổi toàn thể hay một phần hàng hóa đúng theo thể thức sử dụng bình thường.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 82 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980

>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng nguyên tắc mua bán hàng hóa

Người bán có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không

Người bán có quyền huỷ bỏ hợp đồng

Người bán có quyền huỷ bỏ hợp đồng

Căn cứ theo Điều 64 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định

  • Nếu sự kiện người mua không thi hành nghĩa vụ nào đó của họ theo hợp đồng hay Công ước hay cấu thành một sự vi phạm chủ yếu hợp đồng, hoặc.
  • Nếu người mua không thi hành nghĩa vụ trả tiền hoặc không nhận hàng trong thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận cho hộ chiếu theo khoản 1 điều 63 hay nếu họ tuyên bố sẽ không làm việc đó trong thời hạn ấy.

Như vậy người bán có tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo những trường trường hợp này. Tuy nhiên, trong những trường hợp khi người mua đã trả tiền, người bán mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu họ không làm việc này:

Trong trường hợp người mua chậm thực hiện nghĩa vụ – trước khi người bán biết nghĩa vụ đã được thực hiện, hoặc:

Trong trường hợp người mua vi phạm bất cứ nghĩa vụ nào khác ngoài việc chậm trễ – trong một thời hạn hợp lý:

  • Kể từ lúc người bán đã biết hay đáng lẽ phải biết sự vi phạm đó, hoặc:
  • Sau khi hết mọi thời hạn bổ sung mà người bán chấp nhận chiếu theo khoản 1 điều 63 hay sau khi người mua đã tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn bổ sung đó.

Hậu quả của việc huỷ bỏ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

  • Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.
  • Bên nào đã thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng có thể đòi bên kia hoàn lại những gì họ đã cung cấp hay đã thanh toán khi thực hiện hợp đồng. Nếu cả hai bên đều bị buộc phải thực hiện việc hoàn lại, thì họ phải làm việc này cùng một lúc.

Ngoài ra, nếu người bán bị buộc phải hoàn lại giá tiền, họ cũng phải trả tiền lãi trên tổng số của giá tiền đó kể từ ngày người mua thanh toán.

Người mua phải trả cho người bán số tiền tương đương với mọi lợi nhuận mà họ đã được hưởng từ hàng hóa hay một phần hàng hóa:

  • Khi họ phải hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa hoặc
  • khi họ không thể hoàn lại toàn thể hay một phần hàng hóa không thể hoàn lại hàng trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng họ đã nhận và mặc dầu vậy họ đã tuyên bố hợp đồng bị hủy hay đã đòi người bán phải giao hàng thay thế.

Cơ sở pháp lý: Điều 81, Điều 84 Công ước Viên 1980

Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế theo CISG

  • Tư vấn soạn thảo, rà soát hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế;
  • Điều chỉnh hợp đồng để đảm bảo lợi ích tối đa cho khách hàng
  • Cung cấp bộ hợp đồng mẫu và các văn bản liên quan phục vụ cho thương lượng, ký kết hợp đồng;
  • Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cho khách hàng theo đúng mong muốn khách hàng;
  • Luật sư trực tiếp tham gia đàm phán hợp đồng với đối tác của khách hàng.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

>>> Xem thêm về: Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Tư vấn hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế

Do tồn tại yếu tố quốc tế khiến vấn đề mua bán hàng hóa khi này phải chịu sự điều chỉnh của nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Việc giải quyết vấn đề phát sinh từ đây sẽ lại càng thêm phức tạp. Các bên khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế phải nắm rõ quy định pháp luật để bảo vệ các lợi ích cho mình. Nếu còn thắc mắc về bài viết cần luật sư hợp đồng tư vấn giải quyết, vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được các Luật sư L24H hỗ trợ kịp thời.

Scores: 4.8 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,952 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716