Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp mới nhất năm 2023

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp giúp các cá nhân, tổ chức nắm rõ những quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hiện nay, mua hàng bằng hình thức trả góp được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là đối với những hàng hóa có giá trị lớn. Việc trả góp giúp người mua có được hàng hóa mình mong muốn mà vẫn đáp ứng được các điều kiện về kinh tế một cách hợp lý.

Hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

Hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

Hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp theo quy định của luật

Theo quy định tại khoản 8 điều 3 Luật Thương mại 2005, hoạt động mua bán hàng hóa được định nghĩa là:

Mua bán hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.

Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về hợp đồng mua bán tài sản nói chung như sau:

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu cho bên mua và nhận thanh toán theo hình thức trả góp (trả nhiều lần trong thời hạn nhất định do các bên thỏa thuận). Bên mua tiến hành nhận hàng và thanh toán cho bên bán trong thời hạn theo đúng thỏa thuận giữa các bên.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

Những nội dung cần được cung cấp đầy đủ trong hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp:

Phần đầu, bao gồm những thông tin như:

  • Quốc hiệu và tiêu ngữ;
  • Tên hợp đồng
  • Các căn cứ pháp lý (Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại…)
  • Ngày tháng năm, địa điểm soạn thảo hợp đồng;
  • Thông tin bên bán:

Đối với cá nhân: họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại và số điện thoại liên lạc.

Đối với tổ chức: địa chỉ trụ sở chính được đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số điện thoại và người đại diện cùng với chức vụ.

  • Thông tin bên mua:

Đối với cá nhân: họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, ngày cấp, nơi cấp; hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại và số điện thoại liên lạc.

Đối với tổ chức: địa chỉ trụ sở chính được đăng ký theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; số điện thoại và người đại diện cùng với chức vụ.

Phần nội dung bản hợp đồng bao gồm các thông tin sau:

  • Tên hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá trị hợp đồng
  • Điều khoản về thanh toán và lãi suất thanh toán khi thực hiện theo phương thức trả góp;
  • Thời gian, địa điểm, phương thức giao hàng
  • Trách nhiệm của các bên
  • Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
  • Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng

Phần kết của bản hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp bao gồm những nội dung:

  • Điều khoản chung của cả hai bên.
  • Chữ ký của đại diện bên mua và bên bán.

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

>>>Tải về: Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

Một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp

Trong quá trình soạn thảo cũng như ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp, các bên cần lưu ý một số điều khoản quan trọng để tránh trường hợp xảy ra tranh chấp

Về trách nhiệm giao hàng

Theo quy định tại điều 34 Luật thương mại 2005, trách nhiệm giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như sau:

  • Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.
  • Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này.

Như vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, pháp luật quy định nghĩa vụ giao hàng thuộc về bên bán.

Ngoài ra, điều 35 Luật Thương mại 2005 còn quy định về địa điểm giao hàng như sau:

Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.

Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:

  • Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
  • Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
  • Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
  • Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về địa điểm giao hàng trong hợp đồng mua bán tài sản tại Điều 435 và khoản 2 Điều 277 như sau:

Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này.

Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:

  • Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
  • Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.

Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan đã quy định những điều khoản cơ bản về trách nhiệm giao hàng và địa điểm giao hàng. Bên mua và bên bán có thể căn cứ vào những quy định trên để xây dựng hợp đồng cho phù hợp.

Điều khoản về lãi suất

Để tránh trường hợp bên mua vi phạm điều khoản thanh toán của hợp đồng, cụ thể là không thanh toán giá trị hợp đồng theo đúng thời gian và mức thanh toán đã thỏa thuận, các bên có thể thỏa thuận đưa điều khoản phạt vi phạm vào hợp đồng, điều 301 Luật Thương mại 2005 quy định về mức phạt vi phạm trong trường hợp các bên không thực hiện đúng nghĩa vụ như sau:

Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.

Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, cụ thể:

  • Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
  • Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất như sau:

  • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
  • Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
  • Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Như vậy, đối với điều khoản về lãi suất, bên mua và bên bán cần thỏa thuận để lựa chọn mức lãi suất phù hợp với điều kiện và khả năng của mình và tuân thủ quy định của pháp. Tránh trường hợp lựa chọn mức lãi suất quá cao hoặc quá thấp làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên.

Chương trình lãi suất trả góp hấp dẫn

Chương trình lãi suất trả góp hấp dẫn

Nội dung bảo hành

Theo quy định tại điều 446 Bộ luật Dân sự 2015, nghĩa vụ bảo hành được quy định như sau:

  • Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

Bên cạnh nghĩa vụ bảo hành, theo quy định tại điều 448 Bộ luật Dân sự 2015, bên bán còn phải tiến hành sửa chữa vật trong thời gian bảo hành như sau:

  • Bên bán phải sửa chữa vật và bảo đảm vật có đủ các tiêu chuẩn chất lượng hoặc có đủ các đặc tính đã cam kết.
  • Bên bán chịu chi phí về sửa chữa và vận chuyển vật đến nơi sửa chữa và từ nơi sửa chữa đến nơi cư trú hoặc trụ sở của bên mua.
  • Bên mua có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn do các bên thỏa thuận hoặc trong một thời gian hợp lý; nếu bên bán không thể sửa chữa được hoặc không thể hoàn thành việc sửa chữa trong thời hạn đó thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

Ngoài ra, bên bán còn có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành trong các trường hợp được quy định tại điều 449 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành.
  • Bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.

Bên cạnh đó, điều 446 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về nghĩa vụ bảo hành như sau:

  • Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
  • Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhân vật.

Như vậy, có thể thấy các quy định về hợp đồng được quy định khá đầy đủ và chi tiết trong Bộ luật dân sự 2015 và trong các luật khác có liên quan. Trong quá trình soạn thảo hợp đồng, bên mua và bên bán cần chủ ý thỏa thuận những điều khoản về giá cả và hình thức thanh toán, lãi suất, bảo hành, quyền và nghĩa vụ của các bên để hợp đồng phù hợp với điều kiện và nhu cầu, tránh trường hợp xảy ra tranh chấp.

Tư vấn về mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp mới nhất

  • Tư vấn về nội dung, điều khoản cần có hợp đồng mua bán hàng hóa trả góp;
  • Tư vấn soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng;
  • Dự liệu rủi ro đưa ra phương án đàm phán thương lượng để tạo ra những điều khoản phù hợp trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa mới nhất, một số lưu ý khi soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hóa, các điều khoản về trách nhiệm giao hàng, lãi suất và nội dung bảo hành trong hợp đồng mua bán hàng hóa là những nội dung cần được nghiên cứu trước khi thực hiện soạn thảo hợp đồng. Quý khách hàng nếu có nhu cầu tư vấn chuyên sâu, cụ thể xin vui lòng liên hệ chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được Luật sư Luật 24H tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.59 (51 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716