Khiếu nại hành chính là việc doanh nghiệp cho rằng quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức của cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp đó. Đó có thể là các quyết định xử phạt về việc khai báo thuế, dự án đầu tư hay về vấn đề thực hiện bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho người lao động,…Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp đến cho Quý bạn đọc những thông tin về khiếu nại hành chính như trình tự giải quyết, thẩm quyền.
Hướng dẫn khiếu nại hành chính cho doanh nghiệp
Khiếu nại hành chính là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về khiếu nại như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, có thể hiểu khiếu nại hành chính là việc một chủ thể đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Chủ thể có quyền khiếu nại hành chính
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định về người khiếu nại như sau:
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại có thể là một trong các chủ thể sau:
Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có đơn khiếu nại trong trường hợp không đồng ý đối với quyết định kỷ luật của cấp trên trực tiếp.
Người khiếu nại phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trường hợp không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc vì lý do khách quan, theo quy định của pháp luật dân sự, thì công dân phải có người đại diện hợp pháp hoặc người giám hộ để thực hiện khiếu nại; cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại phải thông qua người đại diện hợp pháp.
Đồng thời, các chủ thể thực hiện quyền khiếu nại phải là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại
Khiếu nại lần đầu
Căn cứ mục I Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu là chủ thể đã ban hành quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
Thẩm quyền khiếu nại lần đầu
Khiếu nại lần hai
Căn cứ mục I Luật Khiếu nại năm 2011 quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu.
Trình tự khiếu nại, giải quyết khiếu nại lần 2
Giải quyết khiếu nại lần đầu
Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại có thể thực hiện việc khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính.
Trình tự khiếu nại như sau:
- Bước 1: Nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền
- Bước 2: Thụ lý giải quyết đơn khiếu nại;
Thời hạn: 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền;
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết;
Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
- Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại;
- Bước 4: Tổ chức đối thoại;
- Bước 5: Ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.
>>> Click tải ngay: Đơn khiếu nại quyết định hành chính
Giải quyết khiếu nại lần hai
Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
Đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Trình tự khiếu nại như sau:
- Bước 1: Nộp đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai;
- Bước 2: Thụ lý giải quyết khiếu nại lần hai;
Thời hạn giải quyết 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại;
Người giải quyết khiếu nại lần hai thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết;
Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.
- Bước 3: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai;
- Bước 4: Tổ chức đối thoại lần hai;
- Bước 5: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
Khởi kiện vụ án hành chính
Căn cứ theo Điều 42 Luật khiếu nại 2011, hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Luật sư tư vấn hướng dẫn khiếu nại hành chính cho doanh nghiệp
- Tư vấn căn cứ khiếu nại ; trình tự, thủ tục khiếu nại;
- Tư vấn soạn thảo Đơn khiếu nại;
- Đại diện Khách hàng nộp đơn khiếu nại;
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trước cơ quan tiến hành tố tụng.
- Các yêu cầu khác liên quan đến thủ tục khiếu nại và khởi kiện.
>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính
Luật sư tư vấn hướng dẫn khiếu nại hành chính cho doanh nghiệp
Khiếu nại quyết định hành chính là hình thức khiếu nại những quyết định hành chính của nhà nước có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một cá nhân, tổ chức nào đó. Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật L24H về quy trình khiếu nại quyết định hành chính. Nếu muốn được đội ngũ luật sư chuyên nghiệp tư vấn luật hành chính cụ thể rõ ràng hơn, xin vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.633.716 để được luật sư hành chính tư vấn chi tiết hơn.