Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử phạt như thế nào?

Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm của hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội. Khi thực hiện hành vi trốn bảo hiểm xã hội thì chủ thể vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau.

Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử phạt

Công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử phạt

Hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội được hiểu như thế nào?

Căn cứ theo khoản 10 Điều 2 Nghị quyết 05/2019/NQ-HĐTP ngày 15/8/2019 do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định về thuật ngữ trốn đóng bảo hiểm như sau:

Trốn đóng bảo hiểm quy định tại Điều 216 của Bộ luật Hình sự là hành vi của người sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, có thể hiểu hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động là việc mà người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động nhưng lại gian dối hoặc dùng các thủ đoạn khác để trốn không đóng hoặc không đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội.

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên của người sử dụng lao động

Căn cứ vào quy định điểm đ khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc đóng bảo hiểm xã hội cho người sử dụng lao động như sau:

  • Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
  • Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.
  • Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.
  • Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
  • Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
  • Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định tại khoản 7 Điều 23 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên như nội dung trên đây.

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Xử phạt hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động

Xử lý hành chính

Căn cứ quy định tại khoản 1, 2 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chủ thể trốn bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại khoản 6, điểm a khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 do Chính phủ ban hành người sử dụng lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị xử phạt hành chính như sau:

  • Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Phạt tiền từ 50 – 75 triệu đồng đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại điểm a,b khoản 10  Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 do Chính phủ ban hành, nếu hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định như sau:

  • Buộc phải đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội
  • Buộc nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ Bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian trốn đóng.

Như vậy, công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định như trên.

Xử lý hành chính hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội

Xử lý hành chính hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chủ thể có hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ theo Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định cụ thể về mức phạt đối với tội trốn đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Thứ nhất, người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

  • Trốn đóng bảo hiểm từ 50.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

Phạm tội 02 lần trở lên;

  • Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

Thứ ba, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Trốn đóng bảo hiểm 1.000.000.000 đồng trở lên;
  • Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;
  • Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

Thứ tư, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ năm, pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.

Như vậy, đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội của người có nghĩa vụ phải đóng Bảo hiểm xã hội sẽ bị xử phạt hình sự với các khung hình phạt nêu trên.

Tư vấn hướng giải quyết khi công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Luật L24H cung cấp các dịch vụ tư vấn hướng giải quyết khi công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về hành vi bị cấm trong việc đóng bảo hiểm xã hội;
  • Tư vấn những đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội;
  • Luật sư tư vấn về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và người sử dụng lao động;
  • tư vấn hình thức xử lý vi phạm trong việc trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
  • Luật sư tư vấn đòi lại tiền bảo hiểm xã hội doanh nghiệp nợ người lao động;
  • Luật sư hướng dẫn khởi kiện công ty trốn đóng bảo hiểm xã hội ;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, hồ sơ khởi kiện;
  • Dịch vụ bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước tòa khi có tranh chấp về bảo hiểm xã hội

>>Xem thêm: Cần làm gì khi công ty không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trốn đóng bảo hiểm xã hội là hành vi bị cấm và sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Nên nếu phát hiện doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho mình, người lao động có thể khiếu nại hoặc khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu còn điều vướng mắc cần luật sư tư vấn luật lao động hỗ trợ tư vấn quyền lợi, thủ tục khởi kiện công ty trốn đóng BHXH hãy liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900633716 để được luật sư hỗ trợ kịp thời, hiệu quả.

Scores: 4.6 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,850 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716