Công tố viên là gì? Vai trò , nhiệm vụ của Công tố viên trên thế giới

Công tố viên là tên chức danh của một ngành nghề trong lĩnh vực tư pháp. Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên thực hiện thường là giống nhau trong các quốc gia. Tuy nhiên, các quốc gia vẫn sẽ có những quy định riêng biệt về quyền hạn và nhiệm vụ của một công tố để phù hợp với tình hình cụ thể của quốc gia mình. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp thông tin đến Quý bạn đọc về vai trò nhiệm vụ của một công tố viên và sự khác nhau giữa một công tố viên và một luật sư.

Công tố viên là gì?

Công tố viên là gì?

Công tố viên là gì?

Công tố viên là một chủ thể đặc biệt trong tố tụng hình sự, có tư cách là một bên tham gia tố tụng, là người của cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự trong các phiên tòa xét xử.

Công tố viên đưa vụ án ra trước tòa án trên cơ sở kết quả điều tra, cung cấp chứng cứ, trình bày quan điểm và tham gia phiên tòa, trên cơ sở đó đề xuất một mức phạt thích hợp sẽ được áp dụng với bị cáo.

Trong giai đoạn điều tra, công tố viên không chỉ kiểm tra các tài liệu do cơ quan điều tra chuyển đến mà còn tiến hành điều tra những người có liên quan, kết tội bằng hình thức trực tiếp và chuẩn bị các biên bản.

Công tố viên nhà nước ở các phiên tòa hình sự hiện nay của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là các kiểm sát viên của các viện kiểm sát nhân dân hay các viện kiểm sát quân sự.

Vị thế và điều kiện phục vụ của công tố viên

Tại Hội nghị lần thứ tám về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc, họp tại Havana, Cuba, từ ngày 27/8 đến 7/9/1990 đã chỉ ra vị thế của công tố viên như sau:

  • Với tư cách là yếu tố quan trọng trong trật tự tư pháp, công tố viên phải duy trì danh dự, phẩm giá nghề nghiệp của mình vào mọi lúc.
  • Các quốc gia phải bảo đảm cho công tố viên có thể thực hiện được chức năng chuyên môn của mình mà không bị đe dọa, ngăn cản, quấy rầy, can thiệp trái phép hay phải chịu trách nhiệm một cách vô lý về dân sự, hình sự hay các trách nhiệm khác.
  • Công tố viên và gia đình họ phải được các cơ quan chức năng bảo vệ về thân thể khi sự an toàn cá nhân của họ bị đe dọa do thực hiện các chức năng công tố.
  • Những điều kiện làm việc hợp lý cho công tố viên, thù lao đầy đủ, và khi có thể áp dụng, tiền công, tiền hưu và tuổi hưu cần được quy định bằng pháp luật hay các quy định, quy chế được công bố bằng văn bản.
  • Việc đề bạt công tố viên ở những nơi có chế độ như vậy phải dựa vào các yếu tố khách quan, đặc biệt là những tiêu chuẩn về chuyên môn, khả năng, tính liêm khiết, kinh nghiệm và được quyết định theo những thủ tục công bằng, vô tư.

Nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên

Là một công tố viên thì sẽ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  • Kiểm sát việc khởi tố và các hoạt động điều tra, lập hồ sơ vụ án của công an, cảnh sát điều tra.
  • Nêu ra những yêu cầu cần thiết trong quá trình điều tra.
  • Triệu tập, hỏi cung bị can, lấy lời khai của những người làm chứng, người bị hại, bị đơn dân sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
  • Giám sát việc bắt giữ, tạm giam người bị nghi phạm tội.
  • Tham gia vào các phiên tòa đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến vụ án, hỏi, đưa ra bằng chứng, thực hiện việc luận tội, tranh luận với những người tham gia tố tụng.
  • Giám sát việc tuân thủ pháp luật trong xét xử của Tòa án, những người tham gia tố tụng, kiểm sát các bản án, quyết định của tòa.
  • Kiểm sát việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Viện trưởng Viện kiểm sát về những quyết định của mình.

So sánh công tố viên và luật sư

Giống nhau

  • Đều có quyền độc lập thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ tại phiên Tòa và được tòa án tạo điều kiện để thực hiện điều đó.
  • Theo nguyên tắc tranh tụng, các bên đều không có trách nhiệm đơn phương đưa ra chứng cứ cho bên kia.
  • Cả hai bên đều có quyền thu thập và xem xét hồ sơ do một bên thu thập được.

Khác nhau

  • Quyền hạn

Công tố viên: Có quyền tiến hành điều tra, truy tố người phạm tội ra xét xử. Công tố viên có quyền bác bỏ vì lý do chưa được biết về chứng cứ mà luật sư bào chưa trình tòa án

Luật sư:  Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích của người buộc tội hoặc người bị buộc tội.

  • Mục đích hoạt động:

Công tố viên: Nhân danh Nhà nước để thực hiện truy tố người phạm tội ra xét xử

Luật sư: Thay người bị buộc tội bảo vệ quyền và lợi ích của họ

  • Vị trí trong tố tụng:

Công tố viên: Người tiến hành hoạt động tố tụng

Luật sư: Người tham gia hoạt động tố tụng

Vai trò của Công tố viên trong tố tụng hình sự

  • Vai trò trong hoạt động điều tra

Công tố viên được trao quyền hạn và trách nhiệm là điều tra hình sự. Cảnh sát được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo của công tố viên.

Khi vụ án được chuyển đến cho công tố viên, họ sẽ mở cuộc kiểm tra toàn diện, xem xét những biện pháp điều tra của cảnh sát có phù hợp hay không. Nếu các vấn đề không có trong vụ án, công tố viên ra lệnh cho cảnh sát điều tra lại hoặc khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra

  • Phát động và duy trì quyền công tố

Khi đã kết thúc quá trình điều tra vụ án, công tố viên sẽ cần đưa ra quyết định là có buộc tội hay không. Nếu công tố viên không đưa ra cáo trạng thì hành động này được gọi là không truy tố.

Công tố viên cũng có thể thực hiện quyền tự quyết mà không cần quan tâm đến chứng cứ. Họ xem xét những trường hợp cụ thể của kẻ bị tình nghi và bản chất của tội phạm thông qua một thủ tục – đó là đình chỉ buộc tội.

  • Thi hành án

Pháp luật quy định trao nhiệm vụ thi hành án bản án hình sự cho công tố viên. Họ có vai trò trong việc chỉ đạo những người có thẩm quyền liên quan cho việc cải tạo, phạt tù, thu tiền phạt,… trong các cơ quan lao động công ích.

  • Vai trò là người bảo vệ nhân quyền

Công tố viên có vai trò bảo vệ nhân quyền của mọi công dân, họ mang tư cách là người đại diện cho lợi ích công. Những người này có quyền trình lên Tòa án tất cả những chứng cứ liên quan đến phạm tội, bị cáo.

Công tố viên cũng có thể yêu cầu Tòa án áp dụng pháp luật một cách công bằng, không thiên vị, đảm bảo bị cáo sẽ không bị đối xử bất công. Ngoài ra, công tố viên cũng có vai trò trong việc ngăn ngừa, khắc phục những sai phạm có khả năng ảnh hưởng đến quyền con người bằng cách kiểm tra xem có ai bị bắt giữ mà không qua thủ tục tố tụng hợp pháp hay không.

  • Vai trò với tư cách luật sư Nhà nước

Các công tố viên sẽ tham gia vào dự thảo, tranh luận những dự luật, thực hiện, hướng dẫn chiến lược kiện tụng cho chính quyền trung ương, địa phương nếu các cấp này có liên quan đến vụ kiện.

Bên cạnh đó, họ còn có vai trò cung cấp những những lời khuyên pháp lý miễn phí cho công dân. Khi cần thiết, công tố viên cũng có thể phân công người bản địa của tập đoàn để trợ giúp pháp lý.

  • Nghiên cứu và đào tạo

Nhiệm vụ của công tố viên là điều tra về sự thật của vụ án, bảo vệ quyền con người, thu thập, phân tích chứng cứ bằng phương pháp khoa học Vậy nên, trước khi được bổ nhiệm và trong suốt sự nghiệp của mình, các công tố viên đều phải trải qua những chương trình đào tạo khác nhau nhằm nâng cao chuyên môn, kiến thức, kỹ năng để áp dụng hiệu quả cho từng trường hợp, vụ án. Điều này đóng góp quan trọng cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo của Viện công tố tối cao.

  • Hợp tác quốc tế

Trong thời đại toàn cầu hóa, công tố viên tại các quốc gia đã, đang nỗ lực để đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm mang tính xuyên quốc gia, tổ chức chặt chẽ hơn bằng các biện pháp hợp tác quốc tế.

Công tố viên theo pháp luật Hàn Quốc

Vai trò của công tố viên

  • Thực hiện điều tra hình sự và cảnh sát được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn của Công tố viên.
  • Khi đã kết thúc điều tra vụ án, Công tố viên phải đưa ra quyết định có đưa ra lời buộc tội hay không. Nếu Công tố viên không đưa ra cáo trạng thì hành động này thông thường được gọi là không truy tố.
  • Công tố viên Hàn Quốc được yêu cầu là người đứng ra bảo vệ nhân quyền của mọi công dân với tư cách là người đại diện cho lợi ích công.
  • Công tố viên còn cung cấp những lời khuyên pháp lý miễn phí cho những công dân để đảm bảo rằng họ có đại diện phù hợp và thỏa mãn với những thủ tục tố tụng công minh. Khi cần thiết, các Công tố viên có thể phân công người bản địa của Tập đoàn trợ giúp pháp lý Hàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí.
  • Trợ giúp những cơ quan Chính phủ khác bao gồm cả các đại sự quán ở nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế ở nước ngoài khi họ yêu cầu cung cấp trợ giúp pháp lý.

Vai trò của công tố viên Hàn Quốc

Vai trò của công tố viên Hàn Quốc

Nhiệm vụ của công tố viên

  • Khi vụ án đã được chuyển cho Công tố viên, thì Công tố viên sẽ mở cuộc kiểm tra toàn diện để xem xét những biện pháp điều tra của cảnh sát có thích hợp hay không và tất cả những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục tố tụng công bằng sẽ được thẩm định. Nếu những vấn đề nêu trên không có trong vụ án, Công tố viên sẽ ra lệnh cho cảnh sát điều tra lại hoặc thực hiện việc khắc phục những thiếu sót trong quá trình điều tra.
  • Khi đã kết thúc điều tra vụ án, Công tố viên phải đưa ra quyết định có buộc tội hay không.
  • Tham gia vào việc dự thảo và tranh luận về những dự luật, thực hiện hay hướng dẫn chiến lược kiện tụng cho chính quyền trung ương hay địa phương nếu như chính quyền ở các cấp này có liên quan đến vụ kiện.

Công tố viên theo Pháp luật Nhật Bản

Vai trò của công tố viên

  • Công tố viên thực hiện công việc kiểm tra quá trình điều tra của cơ quan điều tra khi tiếp nhận vụ án hoặc có thể trực tiếp tiến hành điều tra nếu xét thấy cần thiết, hoặc hợp tác điều tra với cơ quan điều tra.
  • Công tố viên của Viện công tố sẽ quyết định truy tố hoặc không truy tố, nếu đủ điều kiện truy tố thì thực hành quyền công tố trước Tòa án.
  • Đại diện cho lợi ích công, thực hiện các hoạt động mang tính chất hỗ trợ, đại diện cho các đương sự không có khả năng thực hiện quyền chủ thể.

Vai trò của công tố viên Nhật Bản

Vai trò của công tố viên Nhật Bản

Nhiệm vụ của công tố viên

  • Công tố viên tham gia vào tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự, từ điều tra tội phạm đến thực thực hành quyền công tố tại phiên tòa, khi thực hiện nhiệm vụ có quyền độc lập và tự chịu trách nhiệm trong tiến hành điều tra, truy tố, thực hiện quyền công tố tại phiên tòa.
  • Công tố viên của Nhật Bản được pháp luật giao một số nhiệm vụ, quyền hạn như: làm nguyên đơn khởi kiện hoặc bị đơn cho những chủ thể không có khả năng thực hiện quyền của mình như trẻ vị thành niên, người mất tích, người đã chết, đề nghị huỷ bỏ một cuộc hôn nhân bất hợp pháp… tuy nhiên thẩm quyền này của cơ quan công tố ít thực hiện vì không phổ biến.

Trong tố tụng hình sự thế giới, công tố viên đóng vai trò rất quan trọng. Bài viết trên đây chúng tôi đã cung cấp đến Quý bạn đọc những thông tin về công tố viên. Nếu trong quá trình tìm hiểu Quý bạn đọc còn gặp thắc mắc hay cần giải đáp kiến thức pháp luật nào về vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của công chứng viên trên thế giới thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.633.716 để được tư vấn chi tiết.

Scores: 4.6 (42 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716