Chưa ly hôn nhưng vợ ngăn cản chồng không cho gặp con phải làm sao?

Chưa ly hôn nhưng vợ ngăn cản chồng không cho gặp con là tình trạng mâu thuẫn, vợ chồng ly thân dẫn đến việc người vợ cản trở không cho chồng được gặp con và thực hiện quyền nuôi con của mình khi cả hai chưa ly hôn. Bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp thông tin pháp lý về vấn đề này cũng như hướng dẫn cách giải quyết khi bị cản trở không cho gặp con. Mời tham khảo.

 Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con

 Chưa ly hôn nhưng chồng không cho gặp con

Ly hôn và quyền nuôi con khi ly hôn

Ly hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình

Nếu như kết hôn là khởi đầu để xác lập nên quan hệ vợ chồng thì ly hôn hoàn toàn có thể coi là điểm cuối của hôn nhân khi quan hệ này thực sự tan rã. Khi đời sống hôn nhân không thể duy trì được nữa thì ly hôn là một giải pháp thiết yếu cho cả đôi bên vợ chồng cũng như cho xã hội. Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.Chỉ có Tòa án là nơi có thẩm quyền giải quyết ly hôn. Trường hợp vợ chồng đồng thuận ly hôn thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ chồng không tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.

Một số nguyên tắc về quyền nuôi con khi ly hôn

Việc nuôi con sau khi ly hôn thường sẽ căn cứ vào quyền lợi của con về mọi mặt, từ đó Tòa án sẽ quyết định quyền nuôi con. Căn cứ vào Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

Như vậy, sau khi ly hôn cha mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc trên về quyền nuôi con để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con.

Quyền của cha/mẹ không trực tiếp nuôi con

Quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con

Quyền của cha mẹ không trực tiếp nuôi con

Căn cứ theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cụ thể như sau:

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo đó, cha/mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn có các quyền và nghĩa vụ nêu trên.

Mức xử phạt về hành vi ngăn cản vợ/ chồng thăm con

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi:

Ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy, trường hợp vợ/chồng cũ cố tình ngăn cản việc thăm con có thể bị phạt đến 10 triệu đồng

>>> Xem thêm: Bị ngăn cản quyền thăm con sau ly hôn phải làm gì?

Chưa ly hôn nhưng vợ/chồng không cho gặp con thì phải làm sao

Pháp luật chưa quy định cụ thể về việc giải quyết yêu cầu gặp con khi chưa ly hôn. Trường hợp này, vợ/chồng có thể yêu cầu cơ quan thứ ba (Uỷ ban Nhân dân hoặc Hội Liên Hiệp Phụ nữ) hỗ trợ, hoà giải giúp.

Trong trường hợp hai bên không thể hoà giải được với nhau dẫn đến ly hôn, làm đơn ra Toà trong đó yêu cầu giải quyết vấn đề giành quyền nuôi con hoặc thống nhất về việc gặp con của người không trực tiếp nuôi dưỡng

>>> Xem thêm: Trường hợp nào mẹ không được nuôi con

Hồ sơ

Hồ sơ thuận tình ly hôn bao gồm:

  • Đơn yêu cầu thuận tình ly hôn (mẫu 01-VDS ban hành kèm Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu, Chứng minh nhân dân của vợ/chồng (bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất; Đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực).

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

  • Mẫu đơn xin ly hôn (mẫu 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu (bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực – nếu có);
  • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm… (bản sao);
  • Các tài liệu, giấy tờ chứng minh về các khoản nợ, nghĩa vụ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (bản sao);
  • Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu;
  • Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn và hồ sơ xin ly hôn.
  • Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).

Thủ tục giải quyết tại tòa án

Quy trình giải quyết ly hôn, thủ tục ly hôn tại tòa án bao gồm ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương được quy định cụ thể về quyền của vợ/chồng trong việc yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn như sau:

Thủ tục thuận tình ly hôn

  1. Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
  2. Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
  3. Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  4. Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày làm việc Tòa án tiến hành mở phiên hòa giải.
  5. Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn thuận tình

Thủ tục ly hôn đơn phương

  1. Bước 1: Quý khách nộp hồ sơ khởi kiện về việc xin ly hôn tại TAND có thẩm quyền nơi bị đơn (chồng hoặc vợ) đang cư trú, làm việc;
  2. Bước 2: Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho Quý khách;
  3. Bước 3: Quý khách nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
  4. Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, tiến hành giải quyết vụ án theo thủ tục chung và ra Bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án.

Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương

Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án;

Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử./

>>> Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ, điều kiện gì

Tư vấn khi bị ngăn cản quyền thăm nuôi con

Tư vấn khi bị ngăn cản thăm nuôi con

Tư vấn khi bị ngăn cản thăm nuôi con

  • Tư vấn, giải đáp và hướng dẫn các quy định pháp luật hôn nhân và gia đình liên quan đến quyền thăm con
  • Đưa ra phương án xử lý vấn đề pháp lý cụ thể và nhanh chóng nhằm giải quyết vấn đề
  • Hỗ trợ soạn thảo, tư vấn về thủ tục khởi kiện giành lại quyền nuôi con.
  • Dịch vụ luật sư tham gia vụ việc với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan khác

Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cả cha và mẹ đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên. Do đó, việc vợ ngăn cản chồng không cho gặp con là hành vi vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của con. Do đó, người chồng cần có các biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình và của con. Trong trường hợp có thắc mắc hoặc cần luật sư hôn nhân gia đình tư vấn quý khách có thể liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716  để được hỗ trợ tư vấn kịp thời miễn phí.

Scores: 4.5 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,877 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716