Thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ, điều kiện gì là thắc mắc của rất nhiều người khi đơn phương ly hôn. Việc hiểu rõ hồ sơ cần chuẩn bị, thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương của Tòa án sẽ giúp cho Quý bạn đọc tiết kiệm thời gian, chi phí. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ cung cấp đến quý bạn đọc thông tin về chuẩn bị những giấy tờ, điều kiện ly hôn đơn phương.
Thủ tục ly hôn đơn phương cần những giấy tờ gì
Thế nào là ly hôn đơn phương?
Điều kiện để ly hôn đơn phương
Các trường hợp được đơn phương ly hôn
Vợ hoặc chồng được quyền ly hôn đơn phương khi thoả mãn một trong các căn cứ sau:
- Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn của cha, mẹ, người thân thích khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Cơ sở pháp lý: Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Các trường hợp không được đơn phương ly hôn
- Không thuộc một trong các trường hợp được quyền đơn phương ly hôn vừa nêu ở trên.
- Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
>>> Xem thêm: Những trường hợp không được đơn phương ly
Thủ tục ly hôn đơn phương
Hồ sơ cần chuẩn bị khi yêu cầu giải quyết đơn phương ly hôn
- Đơn yêu cầu ly hôn (theo mẫu) số 23-DS (Danh mục 93 biểu mẫu trong tố tụng dân sự Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/ 2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao);
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn ;
- Bản sao CMND/hộ chiếu;
- Bản sao sổ hộ khẩu;
- Bản sao giấy khai sinh của con;
- Các tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có).
Thủ tục giải quyết đơn phương ly hôn
- Bước 1: Người yêu cầu ly hôn chuẩn bị hồ sơ xin ly hôn, nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện tại nơi bị đơn (người không đồng ý ly hôn) có hộ khẩu thường trú để yêu cầu giải quyết ly hôn. Tuy nhiên cần lưu ý:
- Nếu ly hôn đơn phương mà có đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.
- Nếu ly hôn đơn phương mà có tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết. Đối với việc ly hôn diễn ra giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Bước 2: Người yêu cầu ly hôn nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định
- Bước 3: Người yêu cầu nộp biên lai tiền tạm ứng án phí tại Toà án, Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành thủ tục giải quyết theo yêu cầu khởi kiện.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 4 Điều 35, Điều 37, điểm a, c khoản 1 Điều 39, Điều 146, 191, 195, 469, 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Quyền nuôi con sẽ thuộc về vợ hay chồng khi ly hôn đơn phương?
Quyền nuôi con sẽ thuộc về vợ hay chồng khi ly hôn đơn phương?
Khi vợ hoặc chồng ly hôn đơn phương thì quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo nguyên tắc như sau:
- Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định.
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Cơ sở pháp lý: Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014
Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương
- Tư vấn cách viết đơn khởi kiện ly hôn đơn phương, mẫu đơn ly hôn đơn phương;
- Tư vấn hồ sơ ly hôn đơn phương;
- Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ ly hôn phương;
- Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương;
- Tư vấn ly hôn đơn phương một bên không đồng ý
- Thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài
- Tư vấn tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn;
- Tư vấn ly hôn đơn phương chia tài sản chung của vợ, chồng;
- Soạn thảo đơn từ, hồ sơ liên quan trong quá trình ly hôn đơn phương.
- Cung cấp dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh trọn gói
Việc ly hôn đơn phương so với ly hôn thuận tình có những khác biệt cơ bản cả về hồ sơ lẫn thủ tục. Bài viết trên của Luật L24H đã tổng hợp những quy định của pháp luật về điều kiện, hồ sơ cần chuẩn bị và thủ tục khi ly hôn đơn phương. Nếu quý bạn đọc có khó khăn, thắc mắc hoặc có nhu cầu cần được tư vấn luật sư tư vấn ly hôn trường hợp này, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được luật sư hôn nhân và gia đình tư vấn chi tiết nhất. Xin cảm ơn.