Trường hợp nào mẹ không được nuôi con theo quy định 2023

Trường hợp mẹ không được nuôi con là trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi con bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trường hợp mẹ bị tước quyền nuôi dưỡng con sau khi ly hôn được quy định ở Luật hôn nhân và gia đình đối với các trường hợp cụ thể. Nuôi dưỡng con cái vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cha mẹ, vì thế nắm các thông tin liên quan đến trường hợp này là vô cùng quan trọng. Để biết rõ hơn, mời Quý độc giả cùng tham khảo bài viết bên dưới của Luật L24H.

>> Xem thêm: Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

trường hợp mẹ không được nuôi con sau ly hôn

trường hợp mẹ không được nuôi con sau ly hôn

Quyền nuôi con của mẹ được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, mẹ có quyền và nghĩa vụ sau:

  • Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
  • Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  • Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

Sau khi ly hôn thì quyền nuôi con của người mẹ được quy định như sau:

  • Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
  • Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
  • Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình.

Căn cứ xác định mẹ không đủ điều kiện nuôi con

  • Điều kiện về kinh tế: người mẹ không có việc làm ổn định, không có bất kỳ một khoản thu nhập nào, thu nhập không ổn định, có nhiều khoản nợ riêng, không có khoản tiền tích lũy nào, người vợ sau ly hôn không có chỗ ở ổn định.
  • Điều kiện về tinh thần: bỏ bê con cái không có thời gian nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • Người mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, mất tích, có dấu hiệu mắc các bệnh về tâm thần, mắc các bệnh hiểm nghèo, nan y, sức khỏe yếu cần phải điều trị mà không thể chăm sóc con được.
  • Mẹ có các hành vi vi phạm dẫn đến hạn chế quyền nuôi con.

Căn cứ Khoản 2 Điều 84, Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình.

thủ tục giành quyền nuôi con

Giành quyền nuôi con

Trường hợp mẹ bị tước quyền nuôi con

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
  • Phá tán tài sản của con.
  • Có lối sống đồi trụy.
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Căn cứ Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Thủ tục giành quyền nuôi con

Hồ sơ

  • Đơn khởi kiện giành quyền nuôi con ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Hộ khẩu thường trú
  • Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân.
  • Bản án quyết định của Tòa án về xác định quyền nuôi con của của mẹ.
  • Bản sao công chứng Giấy khai sinh của con chung.
  • Giấy xác nhận thu nhập.
  • Giấy xác nhận của công an nơi con chung và người trực tiếp nuôi dưỡng con chung đang sinh sống.

Trình tự thủ tục

Trường hợp vợ và chồng không tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp về nuôi con được quy định tại (khoản 1 Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự 2015). Thủ tục thực hiện như sau:

  1. Bước 1: Nộp đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền nơi bị đơn đang cư trú, làm việc.
  2. Bước 2: Tòa án xem xét đơn. Nếu đơn hợp lệ, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án, ra thông báo thụ lý để người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ đóng tiền tạm ứng án phí.
  3. Bước 3: Người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí đến Tòa án đang giải quyết đơn.
  4. Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ tiến hành hòa giải.
  5. Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm theo thủ tục tố tụng dân sự. Nếu không đồng ý với quyết định của Tòa thì một trong các bên có quyền kháng cáo trong thời hạn luật định.
  6. Bước 6: Thời hạn giải quyết đòi lại quyền nuôi con từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại.

Căn cứ Khoản 1 Điều 28, Điều 203 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

quyen nuoi con sau ly hon

Thủ tục giành quyền nuôi con

Thẩm quyền tòa án xác định quyền nuôi dưỡng con trực tiếp.

Tòa án nhân dân quận, huyện nơi vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng cư trú hoặc đang đăng ký tạm trú tạm vắng có thẩm quyền giải quyết việc yêu cầu liên quan đến tranh chấp, xác định quyền nuôi con. Do đó, để giành lại quyền nuôi con thì vợ chồng cần gửi hồ sơ lên Tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mình sinh sống.

Đối với vụ việc xác định quyền nuôi dưỡng con mà có yếu tố nước ngoài như cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài,… thì thẩm quyền giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh.

Căn cứ Điều 39, Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con

  • Luật sư hướng dẫn thủ tục giành quyền nuôi con.
  • Luật sư thực hiện hồ sơ giành quyền nuôi con.
  • Tư vấn về điều kiện để giành quyền nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
  • Tư vấn về cấp dưỡng cho con.
  • Tư vấn soạn thảo đơn xin thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Tư vấn về các tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn.
  • Tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong việc giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con tại Tòa án nhân dân các cấp.
  • Tư vấn quyền nuôi con khi ly hôn trong các trường hợp con trên 03 tuổi.
  • Đại diện cho khách hàng tại phiên tòa xét cử giành quyền nuôi con hoặc thay đổi quyền nuôi con

Nuôi dưỡng con cái vừa là quyền vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của người mẹ. Việc bị tước, bị mất quyền nuôi con khi ly hôn là điều không ai mong muốn. Tuy nhiên để có thể hạn chế vướng phải các trường hợp mất quyền nuôi con thì việc nắm các quy định về trường hợp mẹ không được nuôi con là vô cùng cần thiết. Nội dung ở phía trên đã cung cấp được các thông tin liên quan, nếu Quý độc giả muốn tìm hiểu thêm hoặc sử dụng các dịch vụ thuê luật sư giành quyền nuôi con và các liên quan vui lòng liên hệ qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.93 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,919 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716