Cách thu hồi khi bị lừa tiền đầu tư qua mạng, app

Cách thu hồi khi bị lừa tiền đầu tư qua mạng là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều người trong tình trạng lừa đảo qua mạng, app đang diễn ra ngày càng nhiều. Và người bị hại có thể tự bảo vệ mình bằng việc tố cáo lừa đảo đến cơ quan công an hoặc qua đường dây nóng. Sau đó thực hiện nộp đơn tố cáo lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ giới thiếu cho quý đọc giả các bước cũng như phương thức thu hồi lại tiền khi bị lừa tiền đầu tư qua mạng, app.

Lừa tiền đầu tư qua mạng, app

Lừa tiền đầu tư qua mạng, app

Các phương thức lừa đảo chiếm đoạt tiền đầu tư qua mạng.

Từ thực tiễn tình hình và công tác đấu tranh cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Bộ công an đưa ra một số phương thức, thủ đoạn lừa đảo chủ yếu qua mạng như sau:

  • Sử dụng đầu số, số điện thoại giả mạo, mạo danh cán bộ cơ quan chức năng như: Công an, Tòa án,…gọi điện cho người dân để yêu cầu chuyển tiền.
  • Hách tài khoản mạng xã hội như facebook,zalo,.. để nhờ chuyển tiền, nhắn tin lừa đảo, kết bạn và hứa hẹn gửi quà trúng thưởng rồi yêu cầu chuyển tiền thuế, phí để nhận.
  • Tấn công mạng để chiếm đoạt tài khoản thông tin, tài khoản nộp thư điện tử , thay đổi nội dung các thư điện tử, nội dung các giao dịch, giả mạo các trang thông tin điện tử, các dịch vụ trực tuyến,.. để lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng và rút tiền.
  • Thông qua thương mại điện tử như: bán hàng online, order hàng rồi yêu cầu chuyển tiền đặt cọc nhưng không giao hoặc giao hàng giả, kinh doanh đa cấp, qua các sàn giao dịch ảo
  • Giả mạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mã pin, mật khẩu, thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến giao dịch ngân hàng của người dân

Các hình thức lừa đảo đầu tư qua mạng

Các hình thức lừa đảo đầu tư qua mạng

>>> Xem thêm: Bị lừa đảo vay tiền online qua app phải làm sao lấy lại được tiền

Mức xử phạt cho hành vi lừa tiền đầu tư qua mạng, app.

Xử phạt hành chính

Căn cứ theo theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 do Chính phủ ban hành quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng chát, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Xử phạt hình sự

Hành vi lừa tiền đầu tư qua mạng, app có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc tù chung thân.

>>> Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Cách xử lý khi bị lừa tiền đầu tư qua mạng, app.

Có ba cách để xử lý khi bị lừa tiền đầu tư qua mạng là:

  • Cách 1: Gọi điện thoại đến đường dây nóng: 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự
  • Cách 2: Tố cáo trực tiếp đến cơ quan công an
  • Cách 3: Phản ánh đến trung tâm xử lý tin giả Việt Nam thông qua hòm thư: [email protected] hoặc qua wesbite: http://tingia.gov.vn hoặc gọi đến số tổng đài 18008180

 

Các bước xử lý khi bị lừa đảo qua mạng

Các bước xử lý khi bị lừa đảo qua mạng

>> Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục tố cáo bị lừa đầu tư tiền ảo

Trình tự, thủ tục tố cáo hành vi lừa tiền đầu tư qua mạng, app.

  1. Bước 1:  Khi phát hiện hành vi lừa đảo thì cần thu thập các bằng chứng rõ ràng, cụ thể nhất thể hiện cho hành vi lừa đảo như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng đã lừa đảo chuyển khoản, hoặc biên lai hay các hình thức đã chuyển tiền khác, thông tin của người lừa đảo như hình ảnh nhận dạng, địa chỉ…
  2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ tố cáo gồm: Đơn tố giác, đơn trình báo công an, căn cước công dân, các chứng cứ đã thu thập được
  3. Bước 3: Gửi cho cơ quan công an cấp xã/ cấp huyện nơi người bị hại cư trú, sau đó phối hợp cùng với lực lượng cơ quan để tiến hành cho việc điều tra

Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 được hướng dẫn bởi Chương II Thông tư liên tịch số 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH, 146  Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2021

Hồ sơ tố cáo cần chuẩn bị những gì ?

Một số thủ tục căn bản bạn cần có khi đi trình báo như sau (có thể có bổ sung thêm tùy theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận tố giác):

  • Đơn tố giác tội phạm
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân mã vạch/căn cước công dân gắn chip của bị hại (bản sao công chứng).
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng).
  • Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội,…).

Thẩm quyền thụ lý

Theo quy định của pháp luật hiện nay, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận tin tố giác, giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kiến nghị khởi tố vụ án hình sự là cơ quan điều tra (cơ quan công an), viện kiểm sát nhân dân, và một số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khác.

Quy trình xử lý đơn tố cáo.

Bước 1: Tiếp nhận, xử lý đơn tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc. Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo; trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết lý do không thụ lý tố cáo.

Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo

Người giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là người xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.

Bước 3: Kết luận nội dung tố cáo

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của người bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, người giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Bước 4: Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:

  • Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
  • Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
  • Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
  • Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
  • Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý người bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến người tố cáo.

Bước 5: Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo

Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, người giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý như sau:

  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người cố ý tố cáo sai sự thật;
  • Trường hợp kết luận người bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trường hợp hành vi vi phạm của người bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bước 6: Công khai kết luận nội dung, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày ra kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận nội dung tố cáo, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công khai quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo.

Việc công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo được thực hiện bằng một hoặc một số hình thức sau đây:

  • Công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác;
  • Niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc mạng thông tin nội bộ của người đã giải quyết tố cáo, người đã ra quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Luật sư tư vấn tố cáo lừa đảo qua mạng.

  • Tư vấn, phân tích mức độ hành vi lừa đảo và đưa ra những đề xuất, phương án giải quyết phù hợp cho Khách hàng
  • Giúp khách hàng giải đáp thắc mắc như: bị lừa tiền qua mạng tố cáo ở đâu, báo cho ai; thủ tục nộp đơn tố cáo, nhận kết quả giải quyết tố cáo ở đâu, cách liên hệ với cơ quan công an để tố cáo lừa đảo qua mạng, số điện thoại công an, đường dây nóng tố cáo tội phạm…
  • Soạn thảo mẫu đơn tố cáo tội phạm đối với hành vi lừa đảo qua mạng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Trực tiếp tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng để tham gia tranh tụng tại Tòa án.

Với tình trạng lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, khó phát hiện và cũng hết sức nguy hiểm thì mọi người nên chuẩn bị các phương thức xử lý để bảo vệ tài sản của chính mình cũng như người thân. Ngoài ra, nếu trong trường hợp quý khách hàng đang gặp vấn đề bị lừa đảo trên mạng cần được tư vấn Hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng, thủ tục tố cáo lừa đảo, cách thức thủ tục trình báo công an hay giải đáp các thắc mắc về việc khi bị lừa gạt qua mạng thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.633.716 để được LUẬT SƯ HÌNH SỰ tư vấn miễn phí 24/24.

Scores: 4.7 (39 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716