Bị kết án tử hình là hình phạt cao nhất trong hệ thống hình phạt của nước ta. Tuy nhiên, người phạm tội bị kết án tử hình vẫn phải bồi thường thiệt hại dân sự cho người bị hại khi lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể hơn về vấn đề này.
Bồi thường thiệt hại dân sự khi bị kết án tử hình
Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự
Căn cứ theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo đó, người có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp mà gây thiệt hại cho người bị hại thì phải có nghĩa vụ bồi thường. Người bị hại có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Do đó, khi người phạm tội trong vụ án hình sự xâm phạm đến các lợi ích hợp pháp của người bị hại phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự cho người đó. Đây là nghĩa vụ bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự.
Mức bồi thường thiệt hại dân sự trong vụ án hình sự
Mức bồi thường thiệt hại
Các hành vi xâm phạm khác nhau thì mức bồi thường thiệt hại cũng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tài sản của người khác bị xâm phạm thì mức bồi thường thiệt hại do các bên thỏa thuận; trường hợp không thỏa thuận được thì sẽ bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm được quy định tại khoản 2 Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật này và bồi thường tổn thất tinh thần của người bị xâm phạm bằng một khoản tiền khác. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận; trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm đến sức khỏe là không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm được quy định tại khoản 2 Điều 591 Bộ luật Dân sự 2015 phải bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật này và bồi thường tổn thất tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, người mà người bị thiệt hại trực tiếp nuôi dưỡng, người trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại bằng một khoản tiền khác. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận; trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm đến tính mạng là không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm được quy định tại Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015 phải bồi thường thiệt hại theo quy định và bồi thường tổn thất về tinh thần của người bị xâm phạm bằng một khoản tiền khác. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận; trong trường hợp không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín là không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy, mức bồi thường thiệt hại sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau; trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:
- Người phạm tội giết người có phải bồi thường chi phí mai táng
- Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm
Trách nhiệm của bồi thường thiệt hại dân sự khi bị kết án tử hình
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trách nhiệm của thân nhân tử tù
Trong trường hợp phạm nhân không tự nguyện bồi thường hoặc không đủ điều kiện bồi thường thì thân nhân của phạm nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường thay.
Tuy nhiên, thân nhân có thể tự nguyện bồi thường thay một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do phạm nhân gây ra cho người bị hại để phạm nhân có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Như vậy, nếu thân nhân có thể tự bồi thường cho người bị hại thay cho phạm nhân thì phạm nhân có thể được hưởng sự khoan hồng từ pháp luật.
Trách nhiệm của tử tù
Căn cứ tại khoản 1 Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014. Khi bản án đã tuyên có hiệu lực thi hành án thì phạm nhân có 10 ngày để tự nguyện thi hành bồi thường thiệt hại dân sự.
Nếu hết thời hạn nêu trên mà phạm nhân không tự nguyện bồi thường thiệt hại thì Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành án (khoản 1 Điều 44 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014) nếu đủ điều kiện thì phạm nhân bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
Như vậy, phạm nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự cho người bị hại theo thời gian quy định của pháp luật, nếu đủ điều kiện mà không thực hiện sẽ bị cưỡng chế thi hành án.
>>>Xem thêm: Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự
Tư vấn về bồi thường thiệt hại của tội phạm
- Hỗ trợ xác định bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng (xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản);
- Giải thích quy định về mức bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
- Tư vấn về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội khi thực hiện bồi thường thiệt hại;
- Tư vấn về thực hiện bồi thường thiệt hại trong các quy định thi hành án dân sự;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý khác liên quan đến bồi thường thiệt hại.
Tóm lại, người chịu án tử hình vẫn phải bồi thường thiệt hại dân sự cho người bị hại, mức bồi thường do các bên thỏa thuận trường hợp không thỏa thuận được do Nhà nước quy định, thân nhân của phạm nhân không phải chịu trách nhiệm bồi thường thay trừ trường hợp tự nguyện. Bài viết do Luật L24H chia sẻ giúp quý khách giải đáp những thắc mắc nêu trên. Nếu bạn đọc quan tâm đến vấn đề trên xin liên hệ Hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn hình sự Luật L24H trực tiếp giải đáp miễn phí.