Con chết trước cha mẹ có được chia tài sản thừa kế không?

Thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại của người đã chết được gọi là di sản thừa kế. Thực tế, nhiều trường hợp người được hưởng thừa kế (con) theo pháp luật lại chết trước hoặc cùng lúc với người để lại di sản (ba mẹ), cụ thể là trường hợp con chết trước cha mẹ. Để xác định con chết trước cha mẹ có được chia tài sản thừa kế không, bài viết dưới đây sẽ giải đáp điều đó

>> Xem thêm: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý

Con chết trước cha mẹ có được chia tài sản thừa kế không

Con chết trước cha mẹ có được chia tài sản thừa kế không

Quy định pháp luật về thừa kế

Thừa kế

Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người thừa kế. Trong pháp luật dân sự, thừa kế là một lĩnh vực xảy ra nhiều tranh chấp do tính chất phân chia tài sản, xung đột quyền lợi giữa các bên.

Pháp luật Việt Nam quy định có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật:

  • Thừa kế theo di chúc: Chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản có quyền lập di chúc, quyền này được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di chúc nhằm chuyển giao tài sản cho người khác sau khi chết.
  • Thừa kế theo pháp luật: Điều 649 BLDS năm 2015 đã định nghĩa về thừa kế theo pháp luật như sau: “Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định”. Như vậy, Thừa kế theo pháp luật là việc thừa kế di sản dựa trên hàng thừa kế. Người được thừa kế theo pháp luật là những người có quan hệ huyết thống, quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng với người để lại di sản thừa kế. Mọi người đều bình đẳng trong việc hưởng di sản thừa kế của người chết, thực hiện nghĩa vụ mà người chết chưa thực hiện trong phạm vi di sản nhận. Thừa kế theo pháp luật xảy ra khi người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc đó không hợp lệ.

CSPL: Điều 609, Điều 649 Bộ Luật dân sự 2015

Thừa kế thế vị

Pháp luật thừa kế nước ta quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu của người đó được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống. Nếu cháu cũng đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống. Những trường hợp này gọi là thừa kế thế vị.

Thừa kế thế vị là việc các con (cháu, chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống.

CSPL: Điều 652 Bộ luật dân sự 2015

Xác định con chết trước cha mẹ được chia di sản thừa kế

Pháp luật chia hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật, vậy xét trường hợp con chết trước cha mẹ theo quy định của hai hình thức này

Trường hợp chia tài sản theo di chúc

Xuất phát từ tính chất của di chúc là sự thể hiện ý chí của người để lại di sản, do đó, thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ di chúc. Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật.

CSPL: Điều 609, Điều 613 Bộ luật dân sự 2015

>> Xem thêm: Thủ tục khai nhận di sản đất đai thừa kế theo di chúc

Trường hợp chia tài sản theo pháp luật

Chia di sản theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu (một phần hay toàn bộ) thì phần di chúc bị vô hiệu sẽ được chia theo pháp luật hoặc di chúc vô hiệu toàn bộ thì sẽ chia theo pháp luật toàn bộ. Chia tài sản theo pháp luật được áp dụng trên nguyên tắc hàng thừa kế.

Pháp luật thừa kế Việt Nam quy định các hàng thừa kế là:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Lưu ý trong quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột – em ruột, anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi người khác vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai của anh, chị, em ruột mình.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Pháp luật Việt Nam quy định thừa kế thế vị là một trình tự hưởng di sản đặc biệt của việc chia di sản theo pháp luật.

CSPL: Điều 649, Điều 650, Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015

>> Xem thêm: Thủ tục khai nhận thừa kế đất đai không có di chúc

Các điều kiện thừa kế thế vị

Các điều kiện thừa kế thế vị

Các điều kiện thừa kế thế vị

Vì là một trình tự hưởng di sản của thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị vẫn phải đảm bảo một số điều kiện mà pháp luật đặt ra đối với trường hợp chia di sản theo pháp luật, cũng như đáp ứng các điều kiện đặc thù đối với thừa kế thế vị.

  • Người thừa kế di sản hay trong trường hợp này là người thế vị phải đảm bảo nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật dân sự 2015, cụ thể phải là cá nhân, còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.
  • Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật dân sự 2015,
  • Lúc còn sống, người để lại di sản trong trường hợp này là người được thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị).
  • Pháp luật thừa kế nước ta quy định trường hợp khi con của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì quyền thừa kế thế vị của cháu vẫn được đảm bảo và nếu cháu cũng đã chết trước hoặc chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cũng tương tự, quyền thừa kế thế vị của chắt cũng sẽ không bị xâm phạm.
  • Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 quy định thừa kế thế vị phát sinh từ căn cứ thừa kế theo pháp luật và chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau xuất phát từ bản chất của thừa kế thế vị.

CSPL: Điều 644, Điều 652, Điều 653, Điều 654 Bộ luật dân sự 2015

Thừa kế thế vị có ngoại lệ không

Thực tế cho thấy có những trường hợp người được hưởng thừa kế chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản. Khi đó pháp luật cho phép con của người thừa kế được hưởng phần di sản mà lẽ ra bố mẹ chúng sẽ được hưởng theo pháp luật nếu còn sống. Việc thừa kế như vậy gọi là thừa kế thế vị được quy định tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”

Nếu hai người thừa kế tài sản của nhau mà được coi là chết cùng một thời điểm thì họ đương nhiên sẽ không còn sống để hưởng thừa kế của nhau, di sản của mỗi người được chia cho những người thừa kế của họ. Thừa kế thế vị chỉ phát sinh từ thừa thừa kế theo pháp luật mà không phát sinh từ thừa kế theo di chúc.

Luật sư tư vấn phân chia tài sản thừa kế

Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện chia di sản thừa kế

Tư vấn chia tài sản thừa kế

Tư vấn, tranh tụng đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc liên quan đến việc chia tài sản

  • Các trường hợp thừa kế thế vị
  • Quý khách hàng có nhận được thừa kế
  • Tranh tụng vụ án tranh chấp tài sản thừa kế
  • Đại diện khách hàng tiến hành các thủ tục pháp lý với cơ quan chức năng
  • Theo dõi từ quá trình thực hiện thủ tục yêu cầu mở thừa kế đến khi hòa giải thành hoặc bản án tranh chấp chia tài sản thừa kế có hiệu lực

Để được hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến chia tài sản thừa kế, nhận được tư vấn để đạt được quyền lợi tốt nhất có thể, tránh các rủi ro pháp lý, Quý khách hàng có thể tin tưởng các Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm của Luật L24H . Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần Luật sư chuyên về thừa kế của Văn phòng Luật L24H chúng tôi hỗ trợ, hãy nhấc máy và liên hệ đến Tổng đài 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716