Vợ có quyền yêu cầu ly hôn khi chồng đang đi tù hay không?

Vợ có quyền yêu cầu ly hôn khi chồng đang đi tù, tuy nhiên yêu cầu ly hôn đó là sự thuận tình của hai vợ chồng, hay người vợ có thể đơn phương yêu cầu ly hôn, và cách tiến hành thủ tục ly hôn khi chồng ở trong trại giam ra sao? Tất cả những khúc mắc đó, sẽ được luật sư Hôn nhân gia đình của Luật L24H giải đáp ở bài viết dưới đây.

Vợ yêu cầu ly hôn khi chồng đang đi tù

Vợ yêu cầu ly hôn khi chồng đang đi tù

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

Kết hôn, hay ly hôn đều là quyền cơ bản của mỗi người, nhưng khi thực hiện nó mỗi người cũng cần phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật. Để có thể tiến hành ly hôn, pháp luật quy định phải có những căn cứ như:

  • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
  • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
  • Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

(Cơ sở pháp lý: Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 )

Như vậy, việc ly hôn có thể do cả hai bên vợ, chồng cùng thỏa thuận hoặc theo yêu cầu của một bên hay còn gọi là đơn phương ly hôn.

>>> Tham khảo thêm: Quy trình giải quyết ly hôn đơn phương

Vợ có được ly hôn khi chồng đang đi tù?

Như đã phân tích trên thì vợ hoặc chồng hoặc cả hai đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Pháp luật Việt Nam không cấm người đang chấp hành hình phạt tù được ly hôn. Quyền ly hôn được xem như quyền nhân thân của mỗi người, do đó trong trường hợp chồng đang đi tù thì người vợ vẫn có quyền ly hôn. Do vậy, người vợ có thể yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn khi việc kết hôn là hợp pháp.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi vợ yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa không thành thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn khi có căn cứ sau:

  • Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình;
  • Vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ của vợ chồng. Các hành vi vi phạm nghĩa vụ vợ chồng có thể gồm ngoại tình; phá hoại tài sản chung vợ chồng; vợ chồng không quan tâm, chăm lo cho đời sống chung;…

Các hành vi trên của vợ chồng phải khiến cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích của hôn nhân không đạt được. Khi đó, tòa án sẽ giải quyết ly hôn đơn phương theo yêu cầu của người vợ trong khi chồng đi tù.

(Cơ sở pháp lý: Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014)

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn ly hôn đơn phương khi chồng đang đi tù

Thủ tục ly hôn khi chồng ở tù

Nộp đơn phương ly hôn khi chồng ở tù

Nộp đơn phương ly hôn khi chồng ở tù

Nộp hồ sơ ly hôn.

Hồ sơ ly hôn trong trường hợp người vợ muốn ly hôn khi chồng ở tù về cơ bản là hồ sơ ly hôn đơn phương, hồ sơ này bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương.
  • Bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Bản chính Giấy chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân.
  • Bản sao Giấy khai sinh của con chung.
  • Các giấy tờ chứng minh về tài sản.
  • Các văn bản liên quan đến việc đang thụ lý án tù của vợ hoặc chồng như: bản án, quyết định thi hành án phạt tù.

Nguyên đơn nộp đơn yêu cầu ly hôn khi chồng đi tù cho tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ cấp giấy xác nhận về việc nộp đơn. Có 3 phương thức nộp đơn:

  • Nộp hồ sơ ly hôn khi chồng đi tù trực tiếp tại TAND cấp huyện nơi người chồng cư trú trước khi chấp hành án phạt tù
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

( Cơ sở pháp lý: Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

>>>xem thêm: Thủ tục ly đơn phương cần những giấy tờ, điều kiện gì

Tòa án xử lý hồ sơ ly hôn với người trong trại giam.

Trong vòng 3 ngày làm việc, Tòa án phân công thẩm phán để giải quyết đơn ly hôn khi chồng đi tù. Thẩm phán sẽ xem xét đơn ly hôn trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày được phân công

Nếu hồ sơ ly hôn khi chồng đi tù đã đầy đủ thì Tòa ra thông báo nộp tạm ứng án phí. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì thẩm phán thông báo bằng văn bản nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong thời hạn do thẩm phán ấn định nhưng không quá 01 tháng. Trường hợp đặc biệt có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày.

( Cơ sở pháp lý: Điều 191, 193 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

>>> xem thêm: Thời gian giải quyết ly hôn vắng mặt mất bao lâu.

Nộp tiền tạm ứng án phí

Căn cứ theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án thì:

  • Tiền án phí giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình (đơn phương ly hôn) là 300.000 đồng.
  • Trường hợp có tranh chấp về tài sản có giá trị trên 6.000.000 đồng thì án phí chia tài sản tính trên tỷ lệ phần trăm tài sản có tranh chấp theo quy định tại Nghị quyết này.

Nguyên đơn nộp tạm ứng án phí trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án. Sau đó, nguyên đơn sẽ nộp biên lai nộp lệ phí cho Tòa án.

(Cơ sở pháp lý: Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

>>>xem thêm: Án phí ly hôn đơn phương

Tòa giải quyết yêu cầu

Sau khi đơn ly hôn được thụ lý, Tòa án sẽ ủy thác tư pháp cho công an địa phương nơi có trại giam mà người chồng đang bị giam giữ để phối hợp thực hiện thủ tục pháp lý cần thiết cho vụ án ly hôn đơn phương này; lấy lời khai của người chồng đang chấp hành hình phạt tù cũng như ý kiến về việc xét xử vắng mặt họ.

Theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử. Trong trường hợp hòa giải không thành, mà phía người chồng lại đang chấp hành án phạt tù trong trại giam. Họ không thể có mặt tại phiên tòa khi giải quyết; cũng không thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục này; thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử ly hôn vắng mặt theo thủ tục chung.

Khi có quyết định bản án cho ly hôn thì tòa án sẽ tống đạt các văn bản này cho người chồng ở trong trại giam để họ được biết cũng như thực hiện quyền kháng cáo.

(Cơ sở pháp lý: Điều 208, 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

>>> xem thêm: Ly hôn đơn phương một bên không đồng ý

Luật sư hướng dẫn soạn đơn ly hônHướng dẫn soạn đơn ly hôn đơn phương

 

Hướng dẫn soạn đơn ly hôn đơn phương

  • Tư vấn cách viết đơn xin ly hôn đơn phương.
  • Hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn các trình tự, thủ tục ly hôn nhanh chóng, tiết kiệm thời gian của khách hàng.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan giúp bảo vệ quyền lợi khách hàng.

>>> Tham khảo thêm về: Những trường hợp không được đơn phương ly hôn

Pháp luật vẫn cho phép người vợ có quyền được yêu cầu ly hôn ngay cả khi người chồng đang bị tạm giam, nhưng việc ly hôn đó cũng phải tuân thủ rất nhiều quy định của pháp luật. Bài viết trên đây đã phần nào cung cấp cho bạn đọc một vài vấn đề pháp lý liên quan. Nếu Quý bạn đọc còn có những thắc mắc hay cần luật sư tư vấn ly hôn, xin vui lòng liên hệ văn phòng luật sư Luật L24H qua Hotline 1900633716 để được hỗ trợ kịp thời và chính xác nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.7 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716