Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt một bên được không?

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt về bản chất trên thực tế mặt dù các bên thuận tình ly hôn nhưng khi thực hiện thủ tục này mà một trong các bên không có mặt thì có thể phát sinh một số phương án giải quyết khác. Một là nếu bên vắng mặt có văn bản yêu cầu xét xử vắng mặt thì Tòa vẫn giải quyết theo thủ tục thuận tình. Tuy nhiên nếu bên vắng mặt không có lý do không có đơn xin xét xử vắng mặt thì theo quy định thì Tòa án sẽ không giải quyết ly hôn thuận tình mà chuyển sang đơn phương ly hôn theo yêu cầu của được sự. Tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu hơn vấn đề này.

vợ chồng thuận tình ly hôn

Vợ chồng thuận tình ly hôn

Thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt là gì?

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Thuận tình ly hôn là việc hai vợ chồng thống nhất đi đến ly hôn, đã thỏa thuận được các vấn đề về nuôi con, cấp dưỡng, tài sản chung của vợ chồng (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn).

Như vậy có thể hiểu, thuận tình ly hôn nhưng vắng mặt là việc hai vợ chồng cùng thống nhất với nhau chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuy nhiên một bên vợ hoặc chồng không có mặt tại thời điểm Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Các trường hợp ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt trong giai đoạn hòa giải:

Căn cứ Điều 207 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được có trường hợp: “Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng”.

Như vậy, khi ly hôn thuận tình nhưng một bên không thể tham gia hòa giải vì lý do chính đáng thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự

Việc vắng mặt tại phiên họp giải quyết việc dân sự được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 367 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

Như vậy, nếu ly hôn thuận tình nhưng một trong hai bên vắng mặt lần thứ nhất thì Tòa án hoãn phiên họp. Nhưng nếu tiếp tục vắng mặt lần thứ hai thì Tòa án sẽ đình chỉ việc giải quyết ly hôn.

ly hôn nhưng vắng mặt

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt

Mẫu đơn xin xét xử thuận tình ly hôn vắng mặt.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………, ngày……tháng……năm ………

ĐƠN XIN THUẬN TÌNH LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện ……………………………………………………………
Tôi tên là: ………………………………………………..Sinh năm:……………………………………………………
Dân tộc: ……………………………………………………Nghề nghiệp: ……………………………………………..
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………………
Tạm trú: ……………………………………………………………………………………………………………………….
Có vợ (chồng) là: ……………………………………..Sinh năm:…………………………………………………..
Dân tộc:……………………………………………………..Nghề nghiệp………………………………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………………………………………………………………
Tạm trú:.…………………………………………………………………………………………………………………..
Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày ……tháng ……..năm……., tại UBND ………………………….
– Lý do yêu cầu giải quyết ly hôn:
– Lý do xin xử ly hôn vắng mặt:
– Về con chung:
Chúng tôi có ………………. con chung là: (Có nguyện vọng về con)
…………………………………………………………………………………………………………………………………….
– Về tài sản chung của vợ chồng
(Có những tài sản chung gì? Nếu yêu cầu tòa án giải quyết thì kê khai cụ thể)
……………………………………………………………………………………………………………………………………
– Về nhà ở:
(Có những nhà ở chung nào? Nếu yêu cầu tòa án giải quyết thì kê khai cụ thể)
……………………………………………………………………………………………………………………………………
– Những vấn đề khác khi yêu cầu ly hôn vắng mặt:
Vì lý do công tác/học tập/sức khỏe/lý do chính đáng khác (nêu trên): Tôi kính mong Quý Tòa chấp thuận sự vắng mặt của tôi trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn với chồng/vợ tôi là: …………………………………………………………………………………………………..
Tôi xin cam kết không có khiếu nại, khiếu kiện gì với những nội dung về tài sản chung, về con chung và nợ chung mà tôi đã ghi nhận trong đơn.

Người làm đơn

>>>Tham khảo thêm: Mẫu đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn chuẩn theo quy định Tòa án

Thủ tục xét xử vắng mặt trong vụ án thuận tình ly hôn

thủ tục xét xử vắng mặt

Thủ tục xét xử vắng mặt trong vụ án thuận tình ly hôn

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
  • Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);

  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Nộp hồ sơ:

Theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc, người yêu cầu có thể nộp đơn ly hôn qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú.

Tòa án xem xét giải quyết

  • Sau khi nhận được yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đơn và thụ lý vụ án nếu hồ sơ hợp lệ. Ngược lại, Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do vì sao từ chối, theo Điều 191, Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
  • Sau khi ra quyết định thụ lý thì Tòa án sẽ tiến hành hòa giải. Trong trường hợp hòa giải không thành, Tòa án sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung, theo Điều 205, Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Tòa án ra bản án, quyết định: Nếu xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng.

Dịch vụ luật sư giải quyết ly hôn thuận tình vắng mặt

Dịch vụ ly hôn sẽ thực hiện tất tần tật các thủ tục hồ sơ về ly hôn thuận tình trong trường hợp vắng mặt một bên:*

  • Tư vấn trình tự, thủ tục, các quy định để giải quyết vụ án ly hôn.
  • Tư vấn, soạn thảo đơn xin ly hôn theo quy định.
  • Tư vấn về việc chia tài sản khi ly hôn.
  • Tư vấn về việc giải quyết quyền nuôi con khi ly hôn.
  • Chi phí rõ ràng, căn cứ theo tính chất phức tạp của vụ việc, đảm bảo hỗ trợ tối đa mức phí theo khả năng tài chính của khách hàng nhưng vẫn mang lại hiệu quả pháp lý cao;
  • Được tư vấn, hỗ trợ pháp lý với đội ngũ các luật sư, chuyên gia pháp lý giàu kinh nghiệm, giải đáp mọi vướng mắc, đáp ứng được những mong muốn mà khách hàng yêu cầu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề thuận tình ly hôn của vợ chồng nhưng vắng mặt. Quý khách cần tư vấn thủ tục xét xử ly hôn vắng mặt một bên, soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn, sử dụng dịch vụ ly hôn thuận tình của Luật L24H,  xin vui lòng liên hệ qua HOTLINE 1900633716 để được hỗ trợ sớm nhất.

Một số bài viết liên quan ly hôn có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.17 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716