Án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu tiền năm 2024?

Án phí ly hôn đơn phương là một việc được quan tâm khi một bên vợ, chồng có yêu cầu ly hôn đơn phương. Án phí là khoản tiền sau khi vụ án đã được giải quyết mà đương sự phải nộp lại phần phí cho Tòa án. Nếu Quý bạn đọc có những thắc mắc về án phí ly hôn đơn phương là bao nhiêu tiền, quý bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật L24H để rõ hơn về vấn đề này.

Án phí ly hôn đơn phương

Án phí ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương là gì?

Theo quy định tại điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Còn đơn phương ly hôn có thể hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, được quy định tại Điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể:

  • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
  • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy, ly hôn đơn phương là việc chỉ có một bên vợ hoặc chồng đồng ý ly hôn, tự nguyện ký vào Đơn xin ly hôn. Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, tòa án khi tiếp nhận đơn xin ly hôn đơn phương sẽ tiến hành hòa giải tại tòa. Nếu hòa giải không thành, tòa án sẽ tiến hành thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý: Điều 54, Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 .

Án phí ly hôn đơn phương mới nhất là bao nhiêu?

Không có tài sản tranh chấp

Từ ngày 1/1/2017, mức án phí khi ly hôn đã có sự điều chỉnh theo Điểm a Khoản 1 Điều 24 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH-14 của Ủy ban thường vụ Quốc hội cụ thể tại mục II bảng A của Danh mục án phí, lệ phí tòa án. Theo đó, mức án phí đối với ly hôn đơn phương không có tranh chấp về tài sản là 300.000 đồng.

Có tài sản tranh chấp

Đối với trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản thì mức án phí sẽ được tính theo giá ngạch như sau:

  • Nếu tài sản tranh chấp có giá trị từ 6.000.000 đồng trở xuống thì mức án phí là 300.000 đồng;
  • Nếu tài sản tranh chấp có giá trị từ 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng thì mức án phí là 5% giá trị tài sản tranh chấp;
  • Nếu tài sản tranh chấp có giá trị từ 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng thì mức án phí là 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
  • Nếu tài sản tranh chấp có giá trị từ 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng thì mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
  • Nếu tài sản tranh chấp có giá trị từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng thì mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
  • Nếu tài sản tranh chấp có giá trị từ 4.000.000.000 đồng thì mức án phí là 11000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Căn cứ pháp lý: mục II Bảng A của Danh mục án phí, lệ phí tòa án trong Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH-14 .

Án phí ly hôn bao nhiêu tiền

Án phí ly hôn bao nhiêu tiền

Ai phải chịu án phí khi ly hôn đơn phương?

Án phí ly hôn là số tiền đương sự phải nộp ngân sách nhà nước khi vụ án dân sự được Tòa án giải quyết. Án phí là bao nhiêu tùy thuộc vào loại án dân sự.

Theo khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm  2019, 2020) quy định: Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

Theo quy định này thì nguyên đơn sẽ là người chịu án phí sơ thẩm khi ly hôn đơn phương. Việc chịu án phí không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 5 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, nghĩa vụ chịu án phí được quy định như sau:

  • Các đương sự trong vụ án hôn nhân và gia đình có tranh chấp về việc chia tài sản chung của vợ chồng thì ngoài việc chịu án phí dân sự sơ thẩm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 của Nghị quyết này, còn phải chịu án phí đối với phần tài sản có tranh chấp như đối với vụ án dân sự có giá ngạch tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
  • Trường hợp vợ chồng yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà Tòa án chấp nhận yêu cầu của vợ, chồng, thì người có nghĩa vụ về tài sản phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với giá trị phân tài sản mà họ phải thực hiện; nếu họ không thỏa thuận chia được với nhau mà gộp vào tài sản chung và có yêu cầu Tòa án giải quyết thì mỗi người phải chịu án phí dân sự tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
  • Trường hợp Tòa án đã tiến hành hòa giải, tại phiên hòa giải đương sự không thỏa thuận việc phân chia tài sản chung của vợ chồng nhưng đến trước khi mở phiên tòa các bên đương sự tự thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ, chồng và yêu cầu Tòa án ghi nhận trong bản án, quyết định thì được xem là các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án hòa giải trước khi mở phiên tòa và phải chịu 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia;
  • Trường hợp các đương sự có tranh chấp về việc chia tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng, Tòa án tiến hành hòa giải, các đương sự thống nhất thỏa thuận được về việc phân chia một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung, còn một số tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung không thỏa thuận được thì các đương sự vẫn phải chịu án phí đối với việc chia toàn bộ tài sản chung và nghĩa vụ về tài sản chung của vợ chồng.;

>>> Xem thêm: Giá thuê luật sư ly hôn 

Nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, án phí ly hôn?

Khoản 2 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm  2019, 2020) nêu rõ, quyền và nghĩa vụ của đương sự khi tham gia tố tụng gồm: Nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;

Trong đó, tiền tạm ứng án phí, lệ phí gồm tạm ứng án phí, lệ phí sơ thẩm và phúc thẩm. Về nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án, ngoài người được miễn hoặc không phải nộp thì Điều 146 Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi bổ sung năm  2019, 2020) quy định gồm các đối tượng sau:

  • Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố với nguyên đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự.
  • Người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm thì nộp tạm ứng án phí phúc thẩm.
  • Người nộp yêu cầu giải quyết việc dân sự.

Đây là quy định chung với các vụ án, vụ việc dân sự. Với việc ly hôn, hiện có hai hình thức là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Với ly hôn đơn phương, người yêu cầu ly hôn đơn phương nộp tạm ứng án phí ly hôn. Nếu người còn lại có yêu cầu phản tố thì sẽ là người phải nộp tạm ứng án phí đối với yêu cầu đó.

Mức tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí được quy định cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH. Cụ thể như sau:

  • Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch: Bằng mức án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch.
  • Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch được tính theo giá trị tài sản có tranh chấp (mức giá dự tính của Tòa án) nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.
  • Mức tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm: Bằng mức án phí dân sự phúc thẩm.

Khi nào được miễn, giảm nộp án phí ly hôn?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí tòa án  quy định những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí ly hôn:

Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;

  • Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Trường hợp được giảm tiền án phí ly hôn:

Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 13 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH

Các trường hợp miễn, giảm án phí ly hôn

Các trường hợp miễn, giảm án phí ly hôn

 Luật sư tư vấn ly hôn đơn phương

  • Luật sư hướng dẫn mức tạm ứng án phí, đối tượng phải chịu án phí khi ly hôn
  • Tư vấn về hồ sơ, các giấy tờ cần thiết để ly hôn đơn phương
  • Hướng dẫn cách viết tay đơn khởi kiện ly hôn đơn phương
  • Tư vấn các quy định về thủ tục ly hôn nhanh chóng, thuận tiện
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về phân chia tài sản là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng.
  • Đại diện khách hàng tham gia tranh tụng tại tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi được ủy quyền

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật L24H liên quan về ly hôn đơn phương mất bao nhiêu tiền án phí, chi phí khác. Nếu gặp phải những vướng mắc liên quan đến thủ tục ly hôn đơn phương hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ giải quyết ly hôn, tư vấn ly hôn, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn giải đáp kịp thời.

Một số bài viết liên quan án phí dân sự có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.8 (44 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,819 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716