Ủy quyền cho người khác khiếu nại được không?

Khiếu nại là một trong những quyền chính trị pháp lý cơ bản của công dân. Khiếu nại giúp cho mọi người có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân xem xét lại những quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nhưng liệu chúng ta có thể ủy quyền cho người khác khiếu nại thay mình được không? Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ giúp Quý bạn đọc giải quyết thắc mắc đó đồng thời cung cấp những thông tin về quy định pháp luật trong khiếu nại, ủy quyền khiếu nại

Ủy quyền cho người khác khiếu nại

Ủy quyền cho người khác khiếu nại

Có được ủy quyền cho người khác khiếu nại thay mình hay không?

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011 quy định về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại như sau:

Người khiếu nại có các quyền sau đây:

  • Tự mình khiếu nại.

Trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại;

Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại;

  • Nhờ luật sư tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trường hợp người khiếu nại là người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được nhờ trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình;

  • Tham gia đối thoại hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp tham gia đối thoại;
  • Được biết, đọc, sao chụp, sao chép, tài liệu, chứng cứ do người giải quyết khiếu nại thu thập để giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
  • Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đang lưu giữ, quản lý thông tin, tài liệu liên quan tới nội dung khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu đó cho mình trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có yêu cầu để giao nộp cho người giải quyết khiếu nại, trừ thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước;
  • Được yêu cầu người giải quyết khiếu nại áp dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn hậu quả có thể xảy ra do việc thi hành quyết định hành chính bị khiếu nại;
  • Đưa ra chứng cứ về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về chứng cứ đó;
  • Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý giải quyết khiếu nại, nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
  • Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
  • Khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính;
  • Rút khiếu nại.

Theo quy định trên, trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại theo điểm a khoản 1 nêu trên.

Chủ thể ủy quyền khiếu nại

  • Bên ủy quyền (người khiếu nại) là công dân, cơ quan, tổ chức chịu sự tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính hay nói cách khác quyết định hành chính, hành vi hành chính phải xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.
  • Bên được ủy quyền khiếu nại bao gồm: cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con của người khiếu nại, luật sư, trợ giúp viên pháp lý và những người khác.

(Cơ sở pháp lý: điểm a, b Khoản 1 Điều 12 Luật Khiếu nại 2011).

Điều kiện để trở thành người được ủy quyền khiếu nại là cá nhân đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 : “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.” Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là: “Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên”. Đồng thời, cá nhân khi đủ mười tám tuổi tròn còn phải là người khỏe mạnh, có trí tuệ phát triển bình thường, không bị mắc các bệnh tâm thần, mất trí, không bị Toà án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là, cá nhân đó có đủ khả năng để nhận thức việc mình làm, đủ khả năng để làm chủ, chỉ huy được hành vi của mình.

Chủ thể trong ủy quyền khiếu nại

Chủ thể trong ủy quyền khiếu nại

>>> Xem thêm: Mẫu đơn khiếu nại quyết định hành chính

Hình thức ủy quyền khiếu nại

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại: “Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được chứng thực hoặc công chứng”. Giấy ủy quyền khiếu nại được thực hiện theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 .

Mẫu 02 Nghị định 124/2020/NĐ-CP, Văn bản ủy quyền phải có những nội dung cơ bản dưới đây:

  • Ngày, tháng, năm uỷ quyền;
  • Họ và tên, địa chỉ, Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp) của người khiếu nại;
  • Họ và tên, địa chỉ, Số CMND/Hộ chiếu/Thẻ căn cước (ngày cấp, nơi cấp) của người được ủy quyền khiếu nại;
  • Nội dung ủy quyền khiếu nại;
  • Chữ ký của người khiếu nại, chữ ký người được ủy quyền khiếu nại; chữ ký, xác nhận của bên chứng thực, công chứng.

Thời hạn giải quyết khiếu nại

Theo Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu như sau:

Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Theo quy định trên, thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý. Như vậy, tùy vào từng vụ việc xét điều kiện từng nơi mà có thời gian giải quyết khiếu nại khác nhau.

>>> Xem thêm: Quy trình khiếu nại quyết định hành chính

Luật sư tư vấn về ủy quyền trong khiếu nại

Luật sư tư vấn về ủy quyền trong khiếu nại

Luật sư tư vấn về ủy quyền trong khiếu nại

 

  • Luật sư tư vấn về ủy quyền trong khiếu nại
  • Tư vấn về các quy định pháp luật về khiếu nại
  • Đại diện ủy quyền thực hiện thủ tục khiếu nại
  • Soạn thảo các tài liệu, văn bản liên quan khi thực hiện khiếu nại, đơn khiếu nại
  • Soạn thảo các văn bản, tài liệu khác có liên quan

>>> Click tải: Mẫu đơn khiếu nại mới nhất 2023

Khiếu nại giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các cá nhân tổ chức về những quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức trái pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể tự mình thực hiện việc khiếu nại được. Chính vì thế pháp luật đã có những quy định về việc ủy quyền trong khiếu nại.Hy vọng với bài viết trên, Luật L24H đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin bổ ích về việc ủy quyền khiếu nại. Mọi thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về luật hành chính thủ tục ủy quyền vui lòng liên hệ số hotline 1900.633.716 để được tư vấn chi tiết hơn.

Scores: 4.7 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716