Tư vấn mua lại doanh nghiệp tư nhân

Tại Việt Nam, tư vấn mua lại doanh nghiệp tư nhân là việc một doanh nghiệp lớn mua lại các doanh nghiệp nhỏ và yếu hơn, các doanh nghiệp mua lại sẽ có quyền sở hữu hợp pháp đối với doanh nghiệp mình mới mua theo tỷ lệ mua lại như việc sát nhập, chuyển nhượng, góp vốn cổ phần,… Vậy để hiểu rõ hơn về việc mua lại các doanh nghiệp mời Quý bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Tư vấn mua lại doanh nghiệp tư nhân

Tư vấn về việc mua lại doanh nghiệp tư nhân

Mua bán doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Mua bán doanh nghiệp là việc chủ sở hữu doanh nghiệp chuyển nhượng toàn bộ số vốn hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho bên nhận chuyển nhượng, từ đó bên nhận chuyển nhượng có quyền sở hữu toàn bộ hoặc một phần doanh nghiệp và kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã mua lại.

Ai không được quyền mua lại doanh nghiệp tư nhân?

Những chủ thể không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại việt nam là:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, đối với những người không thuộc trường hợp không được thành lập trên thì đều có điều kiện để mua lại doanh nghiệp tư nhân.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Ai có quyền mua lại doanh nghiệp tư nhân

Ai có quyền mua lại doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ mua bán doanh nghiệp

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp có chữ ký của người bán, người tặng cho và người mua, người được tặng cho doanh nghiệp tư nhân đối với trường hợp bán, tặng cho doanh nghiệp tư nhân; chữ ký của người thừa kế đối với trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật mới;
  • Hợp đồng mua bán hoặc các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc mua bán trong trường hợp bán doanh nghiệp tư nhân; hợp đồng tặng cho trong trường hợp tặng cho doanh nghiệp tư nhân; bản sao văn bản xác nhận quyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục thực hiện

  1. Bước 1: Soạn thảo hồ sơ, thủ tục để đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân.
  2. Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  3. Bước 3: Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Điều 54 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp và khoản 4 Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2020.

Công ty tư nhân có ưu, nhược điểm gì?

  • Về ưu điểm: Công ty tư nhân chỉ có 1 chủ sở hữu vì thế mà được quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp, có quyền bán hoặc cho thuê doanh nghiệp của. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản. Chế độ trách nhiệm vô hạn, doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác. Dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh.
  • Về nhược điểm: Đây là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân. Rủi ro cao khi chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn. Chủ sở hữu doanh nghiệp không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường, không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác và chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Ưu nhược điểm của công ty tư nhân

Ưu nhược điểm của công ty tư nhân

Tư vấn về mua bán doanh nghiệp.

  • Tư vấn về các điều kiện, thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân;
  • Tư vấn, soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp tư nhân;
  • Đại diện khách hàng đàm phán, thương lượng về giá cả và các vấn đề khác liên quan đến việc mua bán doanh nghiệp;
  • Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục chuyển giao doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.

Việc mua bán lại các doanh nghiệp không còn xa lạ tuy nhiên trên thực thế vẫn còn nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thiện thủ tục. Vì thế, nếu Quý bạn đọc trong quá trình tìm hiểu và thực hiện có khó khăn cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 1900.633.716 hoặc gửi thư về địa chỉ email [email protected] để được tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.9 (25 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716