Thủ tục sáp nhập hợp tác xã là quy trình để một hoặc một số hợp tác xã sáp nhập vào một hợp tác xã khác. Việc sáp nhập hợp tác xã phải tuân thủ theo các quy định về trình tự Luật định. Vì thế mà hợp tác xã khi muốn sáp nhập phải nắm rõ các thông tin về quy trình, thủ tục, hồ sơ về sáp nhập. Do đó mà Quý độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật L24H để hiểu rõ những thông tin cần thiết khi có nhu cầu thực hiện Thủ tục này.
Thủ tục sáp nhập hợp tác xã
Khái niệm về sáp nhập hợp tác xã
Hợp tác xã là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Khái niệm hợp tác xã
Sáp nhập hợp tác xã là gì?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 53 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì sáp nhập hợp tác xã là việc một hoặc một số hợp tác xã có thể tự nguyện sáp nhập vào một hợp tác xã khác. Sau khi đăng ký thay đổi hợp tác xã bị sáp nhập chấm dứt tồn tại.
Phân biệt giữa sáp nhập và hợp nhất hợp tác xã
Thứ nhất, về khái niệm sáp nhập là việc một hoặc một số hợp tác xã sáp nhập vào một hợp tác xã khác còn hợp nhất là việc hai hay nhiều hợp tác xã hợp nhất thành một hợp tác xã mới;
Thứ hai, bản chất và hậu quả pháp lý hợp nhất hợp tác xã là tạo ra một hợp tác xã mới hoàn toàn so với các hợp tác xã. Trong khi sáp nhập hợp tác xã vẫn giữ hợp tác xã nhận sáp nhập và chỉ chấm dứt đối với hợp tác xã bị sáp nhập.
Thứ ba, về thủ tục hợp nhất hợp tác xã phải đăng ký hợp tác xã lại còn sáp nhập hợp tác xã phải thực hiện thủ tục phải đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã
Thứ tư, Các hợp tác xã bị hợp nhất sẽ chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang hợp tác xã mới, hợp tác xã hợp nhất kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ này. Còn hợp tác xã bị sáp nhập chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ sang hợp tác xã nhận sáp nhập
Cơ quan có thẩm quyền sáp nhập hợp tác xã
Căn cứ theo Điều 53 Luật Hợp tác xã năm 2012, điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 193/2013/NĐ-CP, và Điều 11 Thông tư 03/2014/TT- BKHDT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 07/2019/TT- BKHDT thì cơ quan có thẩm quyền sáp nhập hợp tác xã là phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban Nhân dân cấp huyện.
Trình tự thủ tục sáp nhập hợp tác xã
Hồ sơ cần chuẩn bị
Giấy đề nghị thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục số I-7 Thông tư 03/2014/TT- BKHDT sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 07/2019/TT- BKHDT;
Nghị quyết của hội đại hội thành viên hoặc quyết định của hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Thủ tục sáp nhập
Bước 1: Xây dựng phương án sáp nhập
Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập xây dựng phương án sáp nhập trình đại hội thành viên của mình quyết định và có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các chủ nợ, các tổ chức và cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về quyết định sáp nhập.
Bước 2: Hiệp thương về phương án sáp nhập
Hội đồng quản trị của các hợp tác xã bị sáp nhập hiệp thương về phương án sáp nhập, gồm các nội dung chủ yếu sau: phương án xử lý tài sản, vốn, các khoản nợ; phương án xử lý lao động và những vấn đề tồn động của các hợp tác xã bị sáp nhập.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi thông tin tại cơ quan có thẩm quyền
Hợp tác xã sau khi sáp nhập nộp hồ sơ đăng ký thay đổi tại phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Lưu ý: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hợp tác xã có thay đổi về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật thì hợp tác xã phải đăng ký với cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã thực hiện việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã. Nếu không thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký của hợp tác xã thì cơ quan đăng ký hợp tác xã thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho hợp tác xã biết.
Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã sang quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với nơi hợp tác xã đã đăng ký thì hợp tác xã đăng ký thay đổi tại cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới.Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi hợp tác xã dự định đặt trụ sở mới thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã cho hợp tác xã và gửi thông tin đến cơ quan đăng ký hợp tác xã nơi trước đây hợp tác xã đăng ký.
Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính, hợp tác xã phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế. Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã
Căn cứ theo Căn cứ theo khoản 3 Điều 53 Luật Hợp tác xã năm 2012, Điều 28 Luật Hợp tác xã 2012 được hướng dẫn tại Điều 11 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT (được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT)
Sáp nhập hợp tác xã
Luật sư tư vấn về sáp nhập hợp tác xã
- Tư vấn về điều kiện sáp nhập hợp tác xã
- Thủ tục sáp nhập hợp tác xã
- Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã nhận sáp nhập
- Tài sản và nghĩa vụ của hợp tác xã bị sáp nhập
- Hướng dẫn thủ tục tái cơ cấu doanh nghiệp
Việc hiểu rõ quy định về thủ tục sáp nhập hợp tác xã sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục thuận lợi hơn. Bài viết đã cho biết về hồ sơ và thủ tục liên quan đến sáp nhập hợp tác xã. Tuy nhiên, nếu Quý độc giả còn thắc mắc hoặc cần luật sư tư vấn luật doanh nghiệp về sáp nhập công ty, hợp tác xã thêm có thể liên hệ Luật sư doanh nghiệp của Luật L24H qua số Hotline 1900.633.716 để được tư vấn miễn phí sơ bộ ban đầu. Xin cảm ơn quý độc giả.