Thủ tục khởi kiện lại vụ án tranh chấp nhà đất đã bị đình chỉ

Thủ tục khởi kiện lại vụ án tranh chấp nhà đất đã bị đình chỉ là một trong những trường hợp đặc biệt trong tố tụng. Phần lớn các vụ án dân sự nói chung và tranh chấp nhà đất nói riêng mà Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện không có quyền khởi kiện lại. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo lợi ích tối đa của người khởi kiện và đảm bảo sự công bằng sẽ thì có một số trường hợp được khởi kiện lại. Để nắm rõ hơn về vấn đề này cũng như thủ tục khởi kiện lại thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Tranh chấp nhà đất đã bị đình chỉ

Tranh chấp nhà đất đã bị đình chỉ

Hậu quả pháp lý của đình chỉ vụ án tranh chấp nhà đất

Căn cứ Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đình chỉ vụ án tranh chấp đất đai sẽ dẫn đến các hệ quả pháp lý sau:

  • Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp
  • Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
  • Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ

Như vậy, khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì thông thường đương sự sẽ không có quyền khởi kiện lại, trừ một số trường tại khoản 1 Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên đương sự có quyền kháng cáo, Viện Kiểm sát có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Các trường hợp được khởi kiện lại vụ án tranh chấp nhà đất sau khi có quyết định đình chỉ

Căn cứ khoản 1 Điều 218, khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 các trường hợp dưới đây đương sự vẫn có quyền khởi kiện lại sau khi đã có quyết đình chỉ vụ án của Tòa án:

  • Người khởi kiện đã đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự
  • Yêu cầu ly hôn hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
  • Đã đủ điều kiện khởi kiện
  • Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (khoản 3 Điều 7 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP ngày 05/5/2017 hướng dẫn một số quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về trả lại đơn khởi kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án)

Trình tự, thủ tục khởi kiện lại vụ án tranh chấp nhà đất đã có quyết định đình chỉ

Hồ sơ khởi kiện

  • Đơn khởi kiện theo mẫu
  • Bản sao giấy tờ về nhân thân của người khởi kiện: Căn cước công dân, hộ chiếu còn giá trị sử dụng
  • Biên bản hòa giải tại Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
  • Các giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, chủ quyền nhà (trong trường hợp chưa có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất)
  • Các giấy tờ liên quan tới giao dịch đất đai, nhà ở có tranh chấp: Giấy tờ cho mượn, cho thuê, cho ở nhờ, mua bán… hoặc các giấy tờ tài liệu khác thể hiện có quan hệ này

Cơ sở pháp lý: khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Biên bản hòa giải tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân xã

Biên bản hòa giải tranh chấp đất tại Ủy ban Nhân dân xã

Thủ tục khởi kiện

  1. Bước 1: Người khởi kiện vụ án gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền, thực hiện việc tạm ứng án phí và hoàn chỉnh hồ sơ, đơn khởi kiện.
  2. Bước 2: Tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ án
  3. Bước 3: Chuẩn bị xét xử vụ án
  4. Bước 4:Tiến hành hòa giải tại Tòa
  5. Bước 5: Trong trường hợp hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử

Đơn khởi kiện lại tranh chấp nhà đất

Đơn khởi kiện lại tranh chấp nhà đất

Luật sư tư vấn các vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý mà khách hàng có thể gặp phải khi xảy ra tranh chấp
  • Đưa ra các hướng giải quyết tốt nhất cho khách hàng
  • Tư vấn trình tự khởi kiện vụ án dân sự về giải quyết tranh chấp đất đai
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện;
  • Hướng dẫn cho khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu gì để gửi kèm theo đơn khởi kiện đến Tòa án;
  • Đại diện cho khách hàng tham gia tranh tụng tại Tòa thông qua hợp đồng dịch vụ

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư nhà đất

>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai

Liên quan đến các vụ án tranh chấp nhà đất thông thường rất là phức tạp cả về mặt nội dung lẫn trình tự, thủ tục khởi kiện đặc biệt là khởi kiện lại không phải trọng mọi trường hợp đương sự đều có quyền khởi kiện lại mà phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật. Do đó, để đảm bảo lợi ích tốt nhất thì khách hàng có thể liên hệ đến Luật 24H qua Hotline: 1900.633.716 để được các Luật sư đất đai tư vấn chuyên sâu trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (45 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Thạc sĩ - Luật sư Phan Mạnh Thăng

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ kinh tế Luật - Trường đại học Luật TP.HCM

Số năm kinh nghiệm thực tế: 12 năm

Tổng số bài viết: 1,124 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716