Đăng ký mã vạch sản phẩm

Để sản phẩm của doanh nghiệp đến tay người tiêu dùng an toàn và đúng quy định của pháp luật thì sản phẩm đó cần phải được đăng ký mã vạch sản phẩm. Để nắm bắt thêm những thủ tục, quy định cũng như các dịch vụ về đăng ký mã vạch sản phẩm một cách nhanh chóng và đáng tin cậy, mời quý bạn đọc tham khảo bài viết của Luật L24H dưới đây:

thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm

Đăng ký mã vạch sản phẩm

Mã số mã vạch trên sản phẩm là gì?

Mã số mã vạch trên sản phẩm là công nghệ nhận dạng và thu thập dữ liệu tự động các đối tượng là sản phẩm, hàng hóa, tổ chức hoặc địa điểm,… dựa trên việc ấn định một mã số cho đối tượng cần phân định và thể hiện mã đó dạng vạch để thiết bị có thể đọc được. Trong đó, mã số là một dãy các chữ số dùng để phân biệt các đối tượng và mã vạch là một dãy gồm các vạch thẫm song song và khoảng trống xen kẽ thể hiện mã số mà thiết bị nhận dạng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, khoản 2 Điều 3 Quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BKHCN ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thủ tục đăng ký mã vạch sản phẩm, hàng hóa như thế nào?

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã mã vạch: 02 bộ hồ sơ đăng ký mã số mã vạch gồm:

  • Bản đăng ký mã số mã vạch (theo mẫu);
  • Bảng kê danh mục sản phẩm đăng ký mã số mã vạch;
  • Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ;
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Hộ kinh doanh cá thể.

Cơ sở pháp lý: Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP và khoản 5 Điều 2 Nghị định 13/2022/NĐ-CP.

Bước 2: Kê khai hồ sơ đăng ký

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ kê khai thông tin và đăng ký tài khoản mã số mã vạch của đơn vị qua Cổng thông tin điện tử http://vnpc.gs1.org.vn/.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ nộp hồ sơ tại Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và nộp lệ phí đăng ký cũng như duy trì Mã số mã vạch năm đầu tiên.

Hình thức nộp:

  • Nộp hồ sơ: Chuyển phát hoặc nộp trực tiếp.
  • Nộp lệ phí: Chuyển khoản hoặc tiền mặt.

Bước 4: Cơ quan đăng ký kiểm tra thẩm định hồ sơ

Hồ sơ đăng ký mã vạch sau khi nộp sẽ được thẩm định tại Cơ quan đăng ký từ 5-7 ngày làm việc.

Bước 5: Doanh nghiệp nhận mã số mã vạch và giấy chứng nhận đăng ký

Sau khi thực hiện nộp hồ sơ và lệ phí đầy đủ thì Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng sẽ thông báo đến khách hàng mã số mã vạch theo thông báo tạm thời qua hệ thống Cổng thông tin và Email của khách hàng để khách hàng có thông tin mã số mã vạch để thể hiện trên sản phẩm trong vòng 5-7 ngày làm việc.

Doanh nghiệp/Hộ kinh doanh/Người nộp hồ sơ đến Văn phòng GS1 – Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để nhận bản gốc Giấy chứng nhận mã số mã vạch, trong thời hạn khoảng 30 ngày kể từ ngày được cấp mã số mã vạch theo thông báo tạm thời.

Cơ sở pháp lý: Chương II Nghị định số 132/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Điều 19 Nghị định 74/2018/NĐ-CP.

Giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sản phẩm.

Giấy chứng nhận đăng ký mã vạch sản phẩm.

Chi phí đăng ký mã vạch hàng hóa, sản phẩm

Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch

STT Phân loại phí Mức thu
(đồng/mã)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) 1.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 300.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 300.000

Mức thu phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài

STT Phân loại Mức thu
1 Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm 500.000 đồng/hồ sơ
2 Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm 10.000 đồng/mã

Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)

STT Phân loại phí Mức thu
(đồng/năm)
1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1  
1.1 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 500.000
1.2 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) 800.000
1.3 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) 1.500.000
1.4 Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) 2.000.000
2 Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) 200.000
3 Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) 200.000

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký sử dụng mã số mã vạch từ ngày 01 tháng 07 thì mức phí duy trì nộp trong năm đăng ký bằng 50% mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC.

dịch vụ đăng ký mã số, mã vạch tại Luật L24H

Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm tại L24H.

Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm tại Luật L24H

  • Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đăng ký và sử dụng mã số mã vạch (msmv);
  • Tư vấn lựa chọn loại, số lượng mã số mã vạch phù hợp với quy mô, dự định của doanh nghiệp;
  • Tư vấn tính hiệu quả trong việc sử dụng mã số mã vạch;
  • Soạn thảo hồ sơ, đại diện cho khách hàng thực hiện việc đăng ký mã doanh nghiệp tại GS1 Việt Nam;
  • Hướng dẫn khách hàng cách tạo và quản lý mã vạch sản phẩm để quản lý hàng hoá của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

Trên đây là toàn bộ nội dung về quy định, thủ tục, chi phí cũng như dịch vụ để đăng ký mã vạch sản phẩm. Để tránh những khó khăn khi quý khách hàng thực hiện đăng ký mã vạch sản phẩm cho tổ chức hay doanh nghiệp mình, vui lòng liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716 Luật sư tư vấn doanh nghiệp để được Luật sư chuyên môn tư vấn, hỗ trợ.

Scores: 4.6 (21 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,829 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716