Thu nhập bao nhiêu là đủ điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Thu nhập bao nhiêu là đủ điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn là câu hỏi được đặt ra trong trường hợp vợ chồng có mong muốn quyền nuôi con khi ly hôn mà không tự thỏa thuận được. Khi có tranh chấp, các bên cần phải lưu ý nắm rõ các quy định pháp luật về điều kiện, trình tự thủ tục, và cách chứng minh để giành quyền nuôi con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến Quý bạn đọc các thông tin cần thiết về vấn đề này.

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Quy định pháp luật về quyền nuôi con

Nghĩa vụ nuôi con

Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Theo đó, nếu con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn thuộc về người không trực tiếp nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng này sẽ kéo dài đến khi người con đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn kiện đòi tiền cấp dưỡng nuôi con năm 2024

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn

Khi ly hôn mà vợ chồng có con chung, để đảm bảo quyền lợi của con thì cần phải xác định ai là người có quyền nuôi con. Theo quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Theo đó, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được, để giành quyền nuôi con thì phải chứng minh cho Tòa án thấy được các điều kiện về vật chất và tinh thần mà cha và mẹ có thể mang lại cho con:

  • Điều kiện về kinh tế: Phải chứng minh được cho Tòa thấy là cha/ mẹ có thu nhập ổn định, công việc ổn định, chỗ ở cố định…Nhằm cho thấy khả năng tài chính cũng như thu nhập của người này phải đủ để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng, học tập và vui chơi cho con, nhằm đảm bảo cuộc sống của con tốt hơn so với người còn lại.
  • Điều kiện về tinh thần: Thông thường, người giành quyền nuôi con phải chứng minh điều kiện về tinh thần như có thời gian chăm sóc con, dạy dỗ, giáo dục con.
  • Ngoài ra, người giành quyền nuôi con còn phải chứng minh được người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện về vật chất và tinh thần đề chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Tuy nhiên, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi phải do mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để nuôi. Và con từ đủ 07 tuổi trở lên có quyền được xem xét chọn người trực tiếp nuôi dưỡng mình. (theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014).

Quyền nuôi con khi ly hôn

Quyền nuôi con khi ly hôn

>>> Xem thêm: Điều kiện giành quyền nuôi con trên 7 tuổi

Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con khi ly hôn

Hiện nay, pháp luật không quy định mức thu nhập cụ thể là bao nhiêu mới được quyền nuôi con. Tuy nhiên, căn cứ khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn thì vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Quyền lợi mọi mặt mà Tòa án xem xét được hiểu là người nuôi dưỡng cần đảm bảo các điều kiện về tinh thần và tài chính, căn cứ vào các yếu tố như hoàn cảnh gia đình, thu nhập thực tế, mức sống tối thiểu ở địa phương,…

Như vậy, thu nhập của vợ hoặc chồng chỉ là một trong những căn cứ để Tòa án xem xét ai được quyền nuôi con, mà không có quy định cụ thể về thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con.

Cách chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con khi ly hôn

Để có thể giành quyền nuôi con khi ly hôn, cần chứng minh được bản thân có đầy đủ những điều kiện về cả vật chất cũng như tinh thần là tốt nhất để nuôi dạy con, cụ thể có thể chứng minh như sau:

  • Điều kiện về kinh tế: Chứng minh thông qua các điều kiện về ăn ở, sinh hoạt, điều kiện học tập như các giấy tờ chứng minh chỗ ở ổn định, giấy tờ chứng minh thu nhập… để đảm bảo điều kiện về nuôi dưỡng và học tập, vui chơi cho con cái.
  • Điều kiện về tinh thần: Chứng minh thông qua thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ.
  • Chứng minh bản thân cha mẹ có nhân cách đạo đức tốt thông qua việc cha mẹ có lối sống lành mạnh tạo môi trường sống tốt dành cho con sau ly hôn cũng vô cùng quan trọng.
  • Ngoài việc chứng minh các điều kiện lợi thế của bản thân để giành quyền nuôi con thì cũng cần chứng minh các điều kiện bất lợi của đối phương để chắc chắn có thể giành quyền nuôi con như không có việc làm, không có thu nhập ổn định, không có chỗ ở ổn định, không dành thời gian cho con, hay thường xuyên có hành vi bạo lực với con,….

Theo đó, với những tiêu chí này, Tòa án sẽ xem xét và phân tích toàn diện mọi điều kiện của cả hai bên và quyết định giao cho một người trực tiếp nuôi con dựa trên bên nào dành điều kiện tốt nhất cho con sau ly hôn.

Luật sư tư vấn hướng dẫn giành quyền nuôi con khi ly hôn

Luật L24H cung cấp dịch vụ luật sư hướng dẫn giành quyền nuôi con khi ly hôn, bao gồm:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn;
  • Tư vấn quy định pháp luật về ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo đơn ly hôn giành quyền nuôi con và các đơn từ cần thiết khác nhằm hoàn thiện hồ sơ ly hôn;
  • Tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ thu thập hồ sơ, tài liệu, chứng cứ chứng minh giành quyền nuôi con;
  • Tư vấn về nghĩa vụ cấp dưỡng trong trường hợp không nhận được quyền nuôi con;
  • Đánh giá hồ sơ, tài liệu, chứng cứ và tư vấn, đưa ra phương án ly hôn giành quyền nuôi con trong từng trường hợp cụ thể;
  • Luật sư tham gia các phiên họp, phiên tòa bảo vệ quyền nuôi con khi ly hôn và sau khi ly hôn;
  • Các vấn đề pháp lý phát sinh khác.

Dựa trên các nội dung dịch vụ cung cấp, Luật L24H luôn lắng nghe, phân tích và đưa ra phương án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng một cách tốt nhất.

>>> Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con, hướng dẫn soạn đơn gửi Tòa án

Chứng minh thu nhập giành quyền nuôi con

Chứng minh thu nhập giành quyền nuôi con

Tòa án sẽ xem xét các điều kiện về mọi mặt để đảm bảo mang lại quyền và lợi ích tốt nhất cho người con trong trường hợp ly hôn mà vợ chồng không tự thỏa thuận được ai là người trực tiếp nuôi con. Bài viết trên đây là các quy định pháp luật về quyền giành nuôi con khi ly hôn. Nếu có bất kỳ vướng mắc hay cần tư vấn luật hôn nhân gia đình hoặc thuê luật sư giành quyền nuôi con vui lòng liên hệ qua Hotline 1900.633.716 để được Luật L24H tư vấn hỗ trợ giải quyết nhanh chóng và hiệu quả.

Một số bài viết liên quan giành quyền nuôi con có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.7 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,833 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716