Khi nào người bố được quyền nuôi con khi ly hôn là vấn đề đang được rất nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn quan tâm đến nếu xảy ra tranh chấp quyền nuôi con, con chưa thành niên. Vậy trường hợp nào và cần điều kiện gì thì người bố sẽ được quyền chăm sóc, nuôi dưỡng con khi hai vợ chồng ly hôn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề này.
Là
Quyền nuôi con của người bố sau khi ly hôn
Khi nào người bố được quyền nuôi con sau khi ly hôn
Theo quy định của Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc nuôi con sau khi vợ chồng ly hôn được xác định theo nguyên tắc sau:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con
- Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con, nếu người bố đáp ứng được các điều kiện về việc nuôi con thì Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người bố
- Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con, nếu con lựa chọn sống cùng bố thì người bố có quyền nuôi con theo quy định pháp luật hôn nhân gia đình
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, về nguyên tắc thì pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào điều kiện về vật chất, tinh thần của mỗi bên để quyết định.
Các điều kiện để người bố giành quyền nuôi con
Điều kiện về kinh tế
Điều kiện về kinh tế của người chồng có thể được chứng minh thông qua các căn cứ sau đây:
- Có thu nhập thực tế, đủ tiềm lực tài chính đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con
- Có thu nhập ổn định
- Có chỗ ở ổn định, hợp pháp, điều kiện môi trường xung quanh tốt
- Có các điều kiện vật chất khác…
Người bố cần chứng minh, cung cấp cho Tòa án các giấy tờ như hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở.
>> Xem thêm: Điều kiện để cha được nuôi con khi ly hôn
Điều kiện về tinh thần
Điều kiện về tinh thần của người chồng có thể được chứng minh thông qua các căn cứ sau đây:
- Có nhiều thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng con
- Dành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con, tôn trọng ý kiến của con
- Điều kiện cho con được học tập, vui chơi giải trí
- Chứng minh đối phương thường xuyên phải đi công tác xa nhà, không có thời gian chăm sóc cho con…
Người bố có thể chứng minh điều kiện tinh thần của mình thông qua thời gian biểu của mình.
Chứng minh người mẹ không đủ điều kiện nuôi con sau khi ly hôn
Người bố có thể căn cứ vào một hoặc một số hành vi, điều kiện sau đây của người mẹ để chứng minh khả năng nuôi con của mình tốt hơn:
- Chứng minh trong thời gian chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về mặt tinh thần lẫn thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển kỹ năng… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.
- Nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình,…
- Người mẹ không đủ điều kiện về vật chất để nuôi dưỡng con tốt nhất
Từ những vấn đề đó khẳng định đối phương không đủ điều kiện được quyền nuôi con, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển và nhân cách của con
Lưu ý: việc chứng minh những điều này phải không phải là liệt kê mà phải có một bằng chứng giành quyền nuôi con cụ thể, rõ ràng, đầy sức thuyết phục để Tòa án căn cứ vào đó để xem xét, chẳng hạn như có giấy tờ giám định thương tích, có bằng chứng chứng minh là lỗi của đối phương dẫn đến ly hôn…
Thủ tục người bố giành quyền nuôi con sau khi ly hôn
Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận
Thủ tục vợ chồng thỏa thuận người trực tiếp nuôi con có thể thực hiện qua các giai đoạn sau đây:
- Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn cùng với yêu cầu xác nhận người bố có quyền tự nuôi con
- Hồ sơ hợp lệ Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý giải quyết và thông báo nộp tiền tạm ứng lệ phí đối với người yêu cầu
- Đương sự nộp tiền tạm ứng lệ phí và nộp lại biên lai cho Tòa án
- Tòa án tiến hành hòa giải giữa các đương sự
- Hòa giải không thành thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và công nhận quyền nuôi con của người bố
Cơ sở pháp lý: Chương XXIII và Chương XXVIII Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
Trường hợp vợ chồng không có thỏa thuận
Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con và có phát sinh tranh chấp thì tranh chấp này sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu một trong các bên khởi kiện đến Tòa án Nhân dân có thẩm quyền. Cụ thể:
- Về nguyên tắc thì người bố nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn giành quyền nuôi con lên Tòa án Nhân dân cấp huyện nơi người vợ cư trú/ làm việc
- Nếu đơn hợp lệ Tòa án tiến hành thụ lý vụ án và thông báo cho người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí
- Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo và nộp biên lai lại cho Tòa án
- Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ chứng cứ và tiến hành hòa giải
- Tòa án mở phiên Tòa xét xử vụ án, ban hành Bản bản án ly hôn.
(Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 28, điểm a Khoản 1 Điều 35, điểm i Khoản 2 Điều 39, Điều 146, Điều 191, 195, 196, 205, 220, 266 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
Tranh chấp về quyền nuôi con
Dịch vụ luật sư tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn
Với kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật L24H xin được tư vấn cho bạn đọc những vấn đề liên quan giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, cụ thể:
- Tư vấn về các điều kiện cụ thể đảm bảo người bố có thể giành quyền nuôi con
- Tư vấn thủ tục giành quyền nuôi con sau ly hôn
- Hỗ trợ khách hàng viết đơn khởi kiện giành quyền nuôi con
- Giúp khách hàng làm hồ sơ, bằng chứng chứng minh bản thân đủ điều kiện nuôi con
- Tư vấn quyền của người bố sau khi giành quyền nuôi con
- Cung cấp dịch vụ luật sư bảo vệ quyền lợi của người bố trong vụ án giành quyền nuôi con
Việc giành quyền nuôi con sau khi ly hôn cũng là quyền của người bố. Khi có những căn cứ để theo quy định của pháp luật, người bố cũng có quyền yêu cầu để giành quyền nuôi con. Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến vấn đề giành quyền nuôi con sau khi ly hôn bạn có thể liên hệ luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình hoặc cần Thuê luật sư giành quyền nuôi con vui lòng liên hệ hotline: 1900.633.716 để được tư vấn hỗ trợ.
>> Bài viết liên quan quyền nuôi con có thể bạn quan tâm: