Hiện nay tại các thành phố lớn của Việt Nam tại các đường quốc lộ, đường cao tốc thường xuyên xảy ra việc tắc đường, ùn tắc giao thông thậm chí là tai nạn rất nhiều. Vậy tài xế gây ách tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Tài xế gây ách tắc giao thông đường bộ
Thế nào là hành vi gây ách tắc giao thông?
Hành vi gây ách tắc giao thông có thể hiểu là hành vi gây rối trật tự công cộng – là các hành vi có chủ đích nhằm gây rối, mất an ninh, trật tự chung đang được thiết lập và thực hiện. Xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc các lợi ích hợp pháp khác. Hoặc xâm phạm đến sở hữu, các giá trị lợi ích chung bị lôi kéo cho nhóm lợi ích riêng lẻ.
Khi nào tài xế gây ách tắc giao thông thì bị xử lý hình sự?
Tài xế gây ách tắc giao thông có thể bị xử lý về tội Gây rối trật tự công cộng Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 nếu có đủ dấu hiệu cấu thành sau:
Khách thể
Tội gây rối trật tự công cộng an toàn giao thông đường bộ, không thực hiện đúng những quy định trong Luật Giao thông đường bộ liên quan đến những quy tắc giao thông đường bộ. Những quy định được quy định tại các văn bản Luật và các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
Mặt khách quan
Mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng an toàn giao thông đường bộ thể hiện bằng những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ. Như việc: không đi đúng làn đường, phần đường quy định; không phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ; không chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; không tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường…
Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.
Tùy vào từng trường hợp mà hành vi gây rối mất trật tự công cộng sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể
Chủ thể gây rối trật tự công cộng về an toàn giao thông đường bộ là tất cả người tham gia giao thông đường bộ như người điều khiển phương tiện giao thông, người đi bộ trên đường, người dẫn dắt súc vật trên đường,…
Mặt chủ quan
Tội gây rối trật tự công cộng mặt chủ quan quy định về an toàn giao thông đường bộ được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Lỗi cố ý được thể hiện ở việc người phạm tội.
Tai nạn giữa xe tải và xe khách gây ùn tắc hàng chục km.
Tài xế gây ách tắc giao thông sẽ bị xử lý như thế nào?
Xử phạt hành chính
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi sau: Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều này; Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sau: Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng; Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng; Cản trở, sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở chợ, bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác;
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc các loại công cụ, phương tiện khác có khả năng sát thương; đồ vật, phương tiện giao thông nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
Cơ sở pháp lý: Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, an toàn xã hội.
Xử lý hình sự
- Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; Xúi giục người khác gây rối; Tái phạm nguy hiểm….
Cơ sở pháp lý: Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Xử phạt đối với tài xế gây ách tắc giao thông
Tư vấn về việc gây ùn tắc giao thông đường bộ
- Tư vấn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các trường hợp tai nạn giao thông.
- Tư vấn giải quyết khi gây ùn tắc giao thông đúng pháp luật.
- Tư vấn về bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả khi gây ùn tắc giao thông.
- Tư vấn khiếu nại, giải quyết khiếu nại vụ án hình sự về an toàn giao thông.
- Đại diện bào chữa, bảo vệ khách hàng trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>>> Xem thêm: Luật đền bù trong tai nạn giao thông
Hiện nay nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra do chủ thể chưa nắm rõ về quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ. Vì thế, nếu Quý bạn đọc có khó khăn cần luật sư TƯ VẤN LUẬT GIAO THÔNG hãy liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900.633.716 để được các luật sư Luật L24H tư vấn kỹ hơn.